Mức phạt khi vi phạm về chứng từ kế toán

Menu

Các mức xử phạt hành vi vi phạm hành chính về chứng từ kế toán

16:21:10 02-05-2018 | Lượt xem: 5721

Quy định mới về chứng từ kế toán theo nghị định 41/2018/NĐ-CP

Ngày 12 tháng 03 năm 2018, Chính Phủ Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã ban hàng nghị định 41/2018/NĐ-CP để thay thế nghị định 105/2013/NĐ-CP: quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập.
Nghị định số 41/2018/NĐ-CP có hiệu lực thi hành ngày 01/05/2018, trong nghị định này có nhiều điểm mới, chi tiết hơn, tác động trực tiếp đến việc thực hiện công việc kế toán, kiểm toán độc lập. Vì những thay đổi trong khuôn khổ nghị định là khá nhiều, nên trong bài viết này, dịch vụ kế toán Song Kim chỉ liệt kê, so sánh những quy định mới về chứng từ kế toán theo nghị định 41/2018/NĐ-CP so với nghị định số 105/2013/NĐ-CP vừa hết hiệu lực thi hành.
xử phạt hành vi vi phạm chứng từ kế toán

So sánh quy định về chứng từ kế toán theo nghị định 41/2018/NĐ-CP và 105/2013/NĐ-CP

Ban biên tập website https://ketoansongkim.vn không tham gia soạn thảo nghị định 41/2018/NĐ-CP mà chỉ tổng hợp, so sánh sự khác nhau giữ quy định về chứng từ kế toán theo nghị định này và Nghị định 105/2013/NĐ-CP đã hết hiệu lực.
 
SỰ KHÁC NHAU VỀ VIỆC XỬ PHẠT HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ CHỨNG TỪ KẾ TOÁN 
Nghị định 105/2013/NĐ-CP - Hết hiệu lực thi hành Nghị định 41/2018/NĐ-CP - Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/05/2018
Khoản 2, điều 7, Nghị định 105/2013/NĐ-CP
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lập chứng từ kế toán không đầy đủ các nội dung chủ yếu theo quy định của pháp luật về kế toán;
b) Tẩy xóa, sửa chữa chứng từ kế toán.


 
Khoản 1, điều 8, Nghị định 41/2018/NĐ-CP
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Mẫu chứng từ kế toán không có đầy đủ các nội dung chủ yếu theo quy định;
b) Tẩy xóa, sửa chữa chứng từ kế toán;
c) Ký chứng từ kế toán bằng mực màu đỏ, mực phai màu;
d) Ký chứng từ kế toán bằng đóng dấu chữ ký khắc sẵn;
đ) Chứng từ chi tiền không ký theo từng liên.

 
 
Như vậy: khi áp dụng các mức xử phạt hành vi vi phạm chứng từ kế toán tại Nghị định số 41/2018/NĐ-CP thì:
  • Mức phạt tăng khoảng 5 lần so với mức phạt cũ (điểm a, b, khoản 1, điều 8, Nghị định số 41/2018/NĐ-CP)
  • Các hành vi vi phạm khác được bổ sung thêm trong khi nghị định cũ không quy định (điểm c, d, đ, khoản 1, điều 8, Nghị định số 41/2018/NĐ-CP)
  • Lưu ý: đa số các công ty vừa và nhỏ hay vi phạm điểm d, đ khoản 1, điều 8 này vì chứng từ kế toán không được lập hàng ngày mà được kế toán lập theo tháng/quý và giám đốc thường tự kinh doanh nên thường xuyên bận rộn hoặc lười ký chứng từ, dẫn đến việc không ký hoặc làm con dấu chữ ký để ký chứng từ. Các bạn nên lưu ý nhé!
 
 
SỰ KHÁC NHAU VỀ VIỆC XỬ PHẠT HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ CHỨNG TỪ KẾ TOÁN 
Nghị định 105/2013/NĐ-CP - Hết hiệu lực thi hành Nghị định 41/2018/NĐ-CP - Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/05/2018
Khoản 3, điều 7, Nghị Định 105/2013/NĐ-CP
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lập chứng từ kế toán không đủ số liên theo quy định của mỗi loại chứng từ kế toán;
b) Ký chứng từ kế toán khi chưa ghi đủ nội dung chứng từ thuộc trách nhiệm của người ký;
c) Ký chứng từ kế toán mà không có thẩm quyền ký hoặc không được ủy quyền ký.
Khoản 2, điều 8, Nghị định 41/2018/NĐ-CP
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Lập chứng từ kế toán không đủ số liên theo quy định của mỗi loại chứng từ kế toán;
b) Ký chứng từ kế toán khi chưa ghi đủ nội dung chứng từ thuộc trách nhiệm của người ký;
c) Ký chứng từ kế toán mà không đúng thẩm quyền;
d) Chữ ký của một người không thống nhất hoặc không đúng với sổ đăng ký mẫu chữ ký;
đ) Chứng từ kế toán không có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ;
e) Không dịch chứng từ kế toán bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt theo quy định;
g) Để hư hỏng, mất mát tài liệu, chứng từ kế toán đang trong quá trình sử dụng.
 
Như vậy, khi áp dụng các mức xử phạt hành vi vi phạm chứng từ kế toán tại Nghị định số 41/2018/NĐ-CP thì:
  • Mức phạt không tăng 
  • Các hành vi vi phạm khác được bổ sung thêm trong khi nghị định cũ không quy định (điểm d, đ, e, g, khoản 2, điều 8, Nghị định số 41/2018/NĐ-CP)
  • Lưu ý:
    • Tại điểm d :"Chữ ký của một người không thống nhất hoặc không đúng với sổ đăng ký mẫu chữ ký": việc đăng ký mẫu chữ ký hiện tại chưa có quy định cụ thể. Nên việc phạt về hành vi vi phạm hành chính theo điểm d này, chúng ta cần chờ thêm Thông tư quy định cụ thể. Điều đầu tiên, chúng ta nên ký 1 chữ ký xuyên suốt trong tất cả các loại chứng từ kế toán phát sinh tại công ty.
    • Tại điểm e: "Không dịch chứng từ kế toán bằng tiếng nước ngoài ra tiếng Việt theo quy định": đối với chứng từ kế toán của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, nên lập theo mẫu song ngữ để tránh vi phạm điểm e, khoản 2, điều 8 của nghị định này!
Các mức xử phạt hành vi vi phạm hành chính về chứng từ kế toán
 
Lời kết
Trên đây là các điểm mới về việc xử phạt hành vi vi phạm quy định về chứng từ kế toán được quy định tại nghị định số 41/2018/NĐ-CP. Hi vọng với chia sẻ từ dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh Song Kim, các bạn và quý khách hàng có thể áp dụng và tuân thủ các quy định mới về chứng từ kế toán để tránh bị phạt đáng tiếc.
Zalo
X