hoạt động kinh doanh trước thời hạn tạm ngừng

Menu
X
Việc tạm ngừng kinh doanh là việc vẫn thỉnh thoảng xảy ra đối với doanh nghiệp khi có khó khăn về thị trường, về tài chính hoặc do các yếu tố khách quan về thiên tai, dịch bệnh. Thời gian tạm ngừng được đăng ký tối đa là 1 năm, không giới hạn số lần tạm ngừng liên tục. Và thường các doanh nghiệp sẽ chọn mốc thời gian này khi thực hiện thủ tục tạm ngừng công ty. Nhưng trong thời hạn tạm ngừng, khi có nhu cầu hoạt động kinh doanh trước thời hạn tạm ngừng, doanh nghiệp phải xử lý ra sao? Hôm nay, bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây.
Thủ tục hoạt động kinh doanh trước thời hạn tạm ngừng
 

Phân biệt 2 loại hoạt động kinh doanh trở lại sau khi tạm ngừng kinh doanh

Đầu tiên, bạn hãy cùng dịch vụ mở doanh nghiệp Song Kim tìm hiểu về việc hoạt động trở lại sau thời gian tạm ngừng. Qua đó, sẽ giúp bạn hiểu đúng hơn về việc tạm ngừng kinh doanh trước thời hạn.

Hoạt động kinh doanh sau khi hết thời hạn tạm ngừng

Căn cứ Khoản 1 điều 66 nghị định 01/2021/NĐ-CP thì khi đăng ký tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp được tạm ngừng kinh doanh tối đa là 1 năm, không giới hạn thời gian tạm ngừng liên tục và phải thông báo cho phòng đăng ký kinh doanh trước 03 ngày làm việc nếu muốn tiếp tục tạm ngừng.
Kết luận: Nếu bạn đăng ký tạm ngừng kinh doanh, đã hết thời hạn tạm ngừng và không làm thông báo tạm ngừng tiếp tục. Thì lúc đó, mặc nhiên là doanh nghiệp của bạn đã hoạt động trở lại.

Kinh doanh trước thời hạn tạm ngừng

Kinh doanh trước thời hạn tạm ngừng là việc doanh nghiệp ra hoạt động trong thời hạn tạm ngừng đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh. Việc kinh doanh trước thời hạn tạm ngừng bắt buộc phải thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh, trước 03 ngày làm việc
Ví dụ: Bạn đăng ký tạm ngừng kinh doanh từ 01/06/2021 đến ngày 31/05/2022. Nhưng bạn cần kinh doanh trở lại vào ngày 18/02/2022, bạn phải nộp hồ sơ đăng ký hoạt động kinh doanh trước thời hạn tạm ngừng chậm nhất là ngày 15/02/2022.
Vậy, nếu không thông báo kinh doanh trước thời hạn tạm ngừng đã đăng ký có bị phạt không? Mời bạn cùng Song Kim tìm hiểu qua nội dung sau đây

Mức phạt khi không thông báo kinh doanh trước thời hạn đăng ký

Thủ tục hoạt động kinh doanh trước thời hạn tạm ngừng
 
Căn cứ vào điều 10 Nghị định 125/2020/NĐ-CP về việc xử phạt hành chính về thuế, hóa đơn:
“Điều 10. Xử phạt hành vi vi phạm về thời hạn đăng ký thuế; thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh; thông báo tiếp tục kinh doanh trước thời hạn
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi đăng ký thuế; thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh; thông báo tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 10 ngày và có tình tiết giảm nhẹ.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Đăng ký thuế; thông báo tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 30 ngày, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh quá thời hạn quy định, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Không thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký thuế; thông báo tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo quá thời hạn quy định từ 31 đến 90 ngày.
4. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Đăng ký thuế; thông báo tiếp tục hoạt động kinh doanh trước thời hạn đã thông báo quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên;
b) Không thông báo tiếp tục hoạt động kinh doanh trước thời hạn đã thông báo nhưng không phát sinh số thuế phải nộp.”
Kết luận:
Việc thông báo tiếp tục kinh doanh trước thời hạn tạm ngừng là việc bắt buộc. Việc chậm nộp tờ hoặc không nộp tờ khai sẽ bị xử phạt, cụ thể như sau:
  • Phạt cảnh cáo: nếu chậm nộp thông báo tiếp tục kinh doanh trước thời hạn từ 1-10 ngày và có tình tiết giảm nhẹ
  • Phạt tiền từ 1.000.000 – 2.000.000đ: nếu chậm nộp thông báo tiếp tục kinh doanh trước thời hạn từ 01-30 ngày.
  • Phạt tiền từ 3.000.000 – 6.000.000đ: nếu chậm nộp thông báo tiếp tục kinh doanh trước thời hạn từ 31-90 ngày
  • Phạt tiền từ 6.000.000 – 10.000.000đ: nếu chậm nộp thông báo tiếp tục kinh doanh trước thời hạn trên 91 ngày hoặc KHÔNG NỘP thông báo
Có thể thấy, việc không thông báo kinh doanh trước thời hạn tạm ngừng có mực phạt khác cao. Có thể lên đến 10.000.000đ. Vì thế, các bạn lưu ý nhé!
Nhưng làm sao cơ quan thuế phát hiện được hành vi vi phạm hành chính của doanh nghiệp khi kinh doanh trước thời hạn? Việc cơ quan thuế phát hiện vấn đề này đa số là do doanh nghiệp XUẤT HÓA ĐƠN TRONG THỜI HẠN TẠM NGỪNG KINH DOANH. Và việc xuất hóa đơn trong thời hạn tạm ngừng kinh doanh là hành vi vi phạm pháp luật về thuế, hóa đơn.

Mức phạt khi xuất hóa đơn trong thời hạn tạm ngừng kinh doanh

Thủ tục hoạt động kinh doanh trước thời hạn tạm ngừng

Căn cứ điểm e khoản 4 điều 24 Nghị định 125/2020/NĐ-CP
“4. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
....
e) Lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ trong thời gian tạm ngừng hoạt động kinh doanh, trừ trường hợp lập hóa đơn giao cho khách hàng để thực hiện các hợp đồng đã ký trước ngày thông báo tạm ngừng kinh doanh;
....”
Như vậy, nếu doanh nghiệp xuất hóa đơn trong thời hạn tạm ngừng kinh doanh. Ngoài việc phạt vi phạm hành chính khi kinh doanh trước thời hạn tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp còn bị phạt thêm việc việc xuất hóa đơn trong thời hạn tạm ngừng công ty, với mức phạt tối đa có thể lên tới 8.000.000 đồng.

Ngoài 2 mức xử phạt đã nêu trên, doanh nghiệp còn có thể bị phạt về hành vi trốn thuế

Căn cứ tại điểm g, khoản 1, điều 17 nghị định 125/2020/NĐ-CP cũng đã có quy định:
“Điều 17. Xử phạt hành vi trốn thuế
1. Phạt tiền 1 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế có từ một tình tiết giảm nhẹ trở lên khi thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
g) Người nộp thuế có hoạt động kinh doanh trong thời gian xin ngừng, tạm ngừng hoạt động kinh doanh nhưng không thông báo với cơ quan thuế, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều 10 Nghị định này.”

Qua các quy định về của pháp luật thuế nêu trên, chắc hẳn các bạn đã biết được việc thông báo kinh doanh trước thời hạn tạm ngừng là công ty là rất quan trọng, đúng không? Vậy, thủ tục thông báo hoạt động trước thời hạn tạm ngừng sẽ ra sao? Mời bạn cùng dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh Song Kim tiếp tục tìm hiểu qua nội dung sau đây.

Thủ tục hoạt động kinh doanh trước thời hạn đăng ký

Thủ tục hoạt động kinh doanh trước thời hạn tạm ngừng
 
Bạn cần chuẩn bị mẫu biểu sau:
  • Phụ lục II-9. Tải mẫu biểu tại đây
  • Giấy ủy quyền (nếu người nộp hồ sơ không phải là đại diện pháp luật của công ty)

Thời hạn đăng ký hoạt động lại trước thời hạn tạm ngừng kinh doanh

Căn cứ Khoản 1, điều 206 Luật doanh nghiệp 2020 có quy định:
"Điều 206. Tạm ngừng, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh
1. Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.”
Kết luận: Bạn cần nộp thông báo hoạt động kinh doanh trước hạn, chậm nhất 03 ngày làm việc khi ra hoạt động kinh doanh

Thời gian giải quyết hồ sơ tiếp tục kinh doanh trước hạn tạm ngừng

03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ của doanh nghiệp

Dịch vụ thông báo hoạt động trước thời hạn tạm ngừng

Và nếu bạn không có thời gian để thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh trước hạn, liên hệ ngay với chúng tôi để được cung cấp dịch vụ thông báo hoạt động kinh doanh trước thời hạn tạm ngừng. Với phí dịch vụ chỉ 700.000 đồng.

------------------------------------------------------------------------------

LIÊN HỆ: 0986 23 26 29

CHÚNG TÔI LUÔN SẴN SÀNG HỖ TRỢ BẠN

------------------------------------------------------------------------------


Hãy để lại câu hỏi của bạn bên dưới, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 60 PHÚT

Số ĐT và email sẽ được ẩn để bảo mật thông tin của bạn

Gửi nhanh

  • Bởi nhuy | 16:07:34 03-02-2023

    Sau khi có kết quả tạm ngưng thì DN có cần gửi Mẫu 25 theo Thông tư số 105/2020/TT-BTC đến Cơ quan thuế để khôi phục MST hay không? Cảm ơn!

0986232629

Zalo
X