Thủ tục đăng ký kinh doanh là việc đầu tiên các doanh nghiệp phải thực hiện để có được đầy đủ tư cách pháp nhân để tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh. Với việc đơn giản hóa các thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh từ Bộ Kế Hoạch Đầu Tư, các thủ tục hiện nay đã đơn giản hơn rất nhiều. Nhưng không phải ai cũng biết được đầy đủ và rõ ràng các thủ tục đăng ký doanh nghiệp. Qua bài viết này,
Song Kim sẽ gởi đến các bạn các thủ tục xin phép kinh doanh cụ thể và chi tiết nhất.
Căn cứ pháp lý hiện hành của thủ tục đăng ký kinh doanh
- Luật doanh nghiệp số 59/2020/QH14, ban hành ngày 17/06/2020
- Nghị định số 01/2021/NĐ-CP, ban hành ngày 04/01/2021
- Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT, ban hành ngày 16/03/2021
- Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg quy định danh mục mã ngành nghề kinh doanh, ban hành ngày 06/07/2018
Việc thực hiện các thủ tục đăng ký kinh doanh sẽ khác nhau giữa các loại hình doanh. Trong phạm vi bài viết này, Song Kim sẽ chỉ đề cập đến
thủ tục đăng ký GPKD cho 3 loại hình công ty được áp dụng nhiều nhất hiện nay là: công ty TNHH MTV, Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, Công ty Cổ phần. Vậy, thủ tục làm GPKD sẽ bao gồm những bước nào?
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh
Căn cứ vào nghị định số 01/2021/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành ngày 04/01/2021 thì việc đăng ký kinh doanh đã có sự thay đổi về mẫu biểu (có bắt buộc đăng ký thêm phần đăng ký Bảo Hiểm Xã Hội, đăng ký sử dụng hóa đơn trong đơn đăng ký kinh doanh). Ngay sau đây, Song Kim sẽ gởi đến các bạn các loại hồ sơ thành lập công ty tương ứng với từng loại hình công ty cụ thể để các bạn có thể thuận tiện trong việc đăng ký giấy phép kinh doanh.
Bộ hồ sơ đăng ký kinh doanh công ty TNHH Một thành viên
Với hơn 07 năm kinh nghiệm trong việc cung cấp
dịch vụ thành lập công ty, công ty TNHH MTV là loại hình công ty được nhiều người đăng ký nhất. Vì thủ tục thành lập, cách vận hành doanh nghiệp đơn giản, thuận tiện và dễ quản lý. Bộ hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh công ty TNHH MTV bao gồm:
- Đơn đăng ký kinh doanh (Phụ lục I-2) => tải mẫu đơn, tại đây
- Điều lệ công ty TNHH MTV => tải mẫu điều lệ, tại đây
- Bản sao y giấy tờ chứng thực cá nhân của chủ sở hữu công ty. Bản sao y có thời hạn không quá 03 tháng
Bộ hồ sơ đăng ký kinh doanh công ty TNHH 2 Thành viên trở lên
Loại hình
công ty TNHH 2 thành viên trở lên cũng là loại hình được nhiều người ưu chuộng vì tính phổ biến cũng như thuận lợi trong việc hùn hạp làm ăn giữa các thành viên sáng lập. Bộ hồ sơ đăng ký giấy phép kinh doanh công ty TNHH 2 thành viên trở lên, bao gồm:
- Đơn đăng ký kinh doanh (Phụ lục I-3) => tải mẫu đơn, tại đây
- Danh sách thành viên góp vốn (Phụ lục I-6) => tải mẫu danh sách thành viên, tại đây
- Điều lệ công ty TNHH 2TV trở lên => tải mẫu điều lệ, tại đây
- Bản sao y giấy chứng thực cá nhân của tất cả các thành viên góp vốn công ty. Bản sao y có thời hạn không quá 3 tháng
Bộ hồ sơ đăng ký kinh doanh công ty Cổ Phần
Đối với các dự án kinh doanh có nhiều người góp vốn và có nhu cầu phát hành cổ phiếu trong tương lại, thì loại hình công ty cổ phần sẽ được lựa chọn khi thành lập doanh nghiệp. Bộ hồ xin giấy phép kinh doanh công ty cổ phẩn, bao gồm:
- Đơn đăng ký kinh doanh (Phụ lục I-4) => tải mẫu đơn, tại đây
- Danh sách thành viên góp vốn (Phụ lục I-7) => tải mẫu danh sách thành viên, tại đây
- Điều lệ công ty cổ phần => tải mẫu điều lệ, tại đây
- Bản sao y giấy chứng thực cá nhân của tất cả các cổ đông công ty. Bản sao y có thời hạn không quá 3 tháng
Bước 2: Nộp hồ sơ xin giấy phép kinh doanh là bước tiếp theo trong thủ tục đăng ký kinh doanh
Có 2 cách nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh đó là:
- Nộp hồ sơ trực tiếp tại Sở Kế Hoạch Đầu Tư tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở
- Hoặc nộp hồ sơ online thông qua tài khoản đăng ký kinh doanh hoặc chữ ký số công cộng, tại cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Nếu người trực tiếp nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh không phải là đại diện pháp luật của công ty thì phải có giấy ủy quyền để thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp.
Thời hạn giải quyết thủ tục đăng ký kinh doanh: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bộ hồ sơ hợp lệ.
Bước 3: Nhận kết quả đăng ký giấy phép kinh doanh
Có 2 trường hợp xảy ra tại bước 3, cụ thể như sau:
- Trường hợp 1: nếu hồ sơ đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp hợp lệ => sở kế hoạch đầu tư sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp
- Trường hợp 2: nếu hồ sơ đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp không hợp lệ => chuyên viên của sở KH-ĐT sẽ ra thông báo bổ sung/điều chỉnh thông tin => Doanh nghiệp sẽ tiến hành bổ sung/điều chỉnh theo hướng dẫn của Sở KH-ĐT và nộp lại theo hướng dẫn tại bước 2.
Bước 4: Các thủ tục pháp lý sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, thủ tục đăng ký kinh doanh tiếp theo mà doanh nghiệp cần thực hiện sẽ bao gồm:
- Bước 4.1: Khắc con dấu tròn và đặt bảng hiệu công ty
- Bước 4.2: Thiết lập bộ hồ sơ thuế ban đầu để thực hiện khai báo thuế ban đầu tại cục/chi cục thuế trực tiếp của doanh nghiệp
- Bước 4.3: Đăng ký tài khoản ngân hàng của công ty và đăng ký nộp tiền thuế điện tử qua tài khoản này.
- Bước 4.4: Đăng ký chữ ký số (token) để kê khai thuế định kỳ
- Bước 4.5: Đăng ký hóa đơn điện tử để xuất hóa đơn ghi nhận doanh thu khi phát sinh doanh thu.
Trên đây là trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh chi tiết và đầy đủ nhất. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh, liên hệ ngay với Song Kim để được tư vấn.
Chúc các bạn đăng ký kinh doanh thành công!