công ty tạm ngừng kinh doanh có phải đóng bhxh

Menu

[Phân tích] - Công ty tạm ngừng kinh doanh có phải đóng bhxh

12:06:38 31-10-2023 | Lượt xem: 2145

Bảo hiểm xã hội là loại bảo hiểm bắt buộc để đảm bảo quyền lợi của người lao động khi có ốm đau, bệnh tật. Nhưng khi doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, việc đóng BHXH cho người lao động sẽ được xử lý ra sao? Mời quý doanh nghiệp cùng Song Kim tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau.

Bảo hiểm xã hội là gì?

Bảo hiểm xã hội là loại bảo hiểm bắt buộc doanh nghiệp và người lao động phải đóng, khi ký hợp đồng có xác định thời hạn từ 1 tháng trở lên; hoặc hợp đồng vô thời hạn. Đây là loại bảo hiểm nhằm đảm bảo việc thay thế hoặc bù đắp 1 phần thu nhập của người lao động khi ốm đau, thai sản, đến tuổi nghỉ hưu,…(Căn cứ Luật Bảo Hiểm Xã Hội 2014)

Nghĩa vụ doanh nghiệp phải thực hiện khi tạm ngừng kinh doanh

Tạm ngừng kinh doanh đúng luật là việc doanh nghiệp sẽ thông báo với Sở KH-ĐT về việc doanh nghiệp ngừng hoạt động trong 1 khoảng thời gian cố định. Sau khi thực hiện xong thủ tục tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp vẫn phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ (theo quy định tại khoản 3 điều 206 Luật Doanh Nghiệp 2020) sau đây:
  • Nghĩa vụ tài chính với cơ quan thuế còn nợ;
  • Nghĩa vụ tài chính với bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp còn nợ;
  • Hoàn thành hợp đồng với khách hàng, người lao động trừ khi 2 bên có thỏa thuận khác;

>>> Xem thêm: Thủ tục tạm ngừng kinh doanh 2024

Tạm dừng đóng BHXH bắt buộc theo Luật Bảo Hiểm

[Phân tích] - Công ty tạm ngừng kinh doanh có phải đóng bhxh
Căn cứ khoản 1 điều 88 Luật Bảo Hiểm Xã Hội số 58/2014/QH13, có quy định:

“Điều 88. Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
1. Tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất được quy định như sau:
a) Trong trường hợp người sử dụng lao động gặp khó khăn phải tạm dừng sản xuất, kinh doanh dẫn đến việc người lao động và người sử dụng lao động không có khả năng đóng bảo hiểm xã hội thì được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất trong thời gian không quá 12 tháng;
b) Hết thời hạn tạm dừng đóng quy định tại điểm a khoản này, người sử dụng lao động và người lao động tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng, số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng theo quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật này.”

Tạm kết:
Theo quy định tại điều 88 Luật Bảo Hiểm Xã Hội nêu trên, chỉ đề cập đến việc tạm ngừng đóng bảo hiểm xã hội khi công ty gặp khó khăn nhưng không đề cập đến trạng thái tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp. Và doanh nghiệp bắt buộc phải đóng bù bảo hiểm xã hội cho người lao động sau khi hoạt động trở lại.
Vậy, trong trường hợp công ty đăng ký thông báo tạm ngừng kinh doanh với Sở KH-ĐT thì sẽ giải quyết ra sao? Mời bạn tiếp tục cùng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh Song Kim tìm hiểu chi tiết qua nội dung sau.

>>> Xem thêm: Nên tạm ngừng kinh doanh hay giải thể?

Tạm ngừng kinh doanh có phải trả lương không?

Căn cứ vào QUY ĐỊNH tại khoản 3 điều 206 Luật Doanh Nghiệp như đã liệt kê bên trên. Nếu doanh nghiệp và người lao động không có thỏa thuận khác (như chấm dứt hợp đồng trước hạn) thì doanh nghiệp vẫn phải thực hiện hợp đồng và trả lương cho người lao động.
Nhưng trên THỰC TẾ, khi doanh nghiệp quyết định thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh, thì khi đó doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong kinh doanh hoặc cần tái cấu trúc doanh nghiệp. Chính vì thế, việc cắt giảm lao động là việc doanh nghiệp sẽ thực hiện đầu tiên. Chính vì thế, hơn 99% công ty đã đăng ký tạm ngừng kinh doanh sẽ không phát sinh việc chi trả lương.

>>> Xem thêm: Dịch vụ tạm ngừng kinh doanh – Phí chỉ 700k

Công ty tạm ngừng kinh doanh có phải đóng BHXH?

Để trả lời câu hỏi công ty tạm ngừng kinh doanh có phải đóng BHXH không? Sẽ có 2 trường hợp cụ thể như sau:

Trường hợp 1: Công ty đã cắt giảm toàn bộ lao động

Khi đó, công ty sẽ:
  • Thanh toán các khoản nợ về BHXH, BHYT phát sinh trước đó (nếu có) trong quá trình tạm ngừng kinh doanh

Trường hợp 2: Công ty vẫn giữ lại lao động đóng BHXH

Khi đó, công ty sẽ:
  • Thanh toán các khoản nợ về BHXH, BHYT phát sinh trước đó (nếu có) trong quá trình tạm ngừng kinh doanh
  • Về phần BHXH, BHYT phát sinh trong quá trình tạm ngừng kinh doanh, công ty sẽ được gia hạn việc đóng BHXH tối đa 12 tháng (kể từ thời điểm tạm ngừng). Sau 12 tháng, doanh nghiệp sẽ đóng bù phần tiền BHXH được gia hạn này vào tháng thứ 13 sau thời điểm tạm ngừng. Và không bị tính lãi nộp chậm tiền BHXH theo khoản 3 điều 122 Luật Bảo hiểm xã hội.

>>> Xem thêm: Hậu quả của việc tạm ngừng kinh doanh không đúng luật

Việc đóng BHXH của công ty tạm ngừng kinh doanh theo thực tế

Quy trình về việc đóng BHXH, trả lương cho người lao động khi doanh nghiệp thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh sẽ như sau:
  • Bước 1: Thanh lý hợp đồng lao động trước khi thực hiện thủ tục tạm ngừng
  • Bước 2: Báo giảm toàn bộ lao động với Cơ quan BHXH
  • Bước 3: Nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh tại Sở KH-ĐT
  • Bước 4: Đóng các khoản BHXH, BHYT còn nợ (nếu có) phát sinh trước thời điểm tạm ngừng kinh doanh

>>> Xem thêm: Tạm ngừng kinh doanh có bị thanh tra thuế không?

Kết luận:
Ngoại trừ trường hợp giữ lại lao động đóng BHXH để hưởng thai sản, đa số các doanh nghiệp sẽ cắt giảm toàn bộ lao động trước khi thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh. Chính vì thế, trong quá trình tạm ngừng kinh doanh, công ty thường sẽ không phải đóng BHXH phát sinh mới. Chỉ cần thanh toán phần BHXH, BHYT còn nợ trước đó.
Hy vọng với nội dung bài viết trên, đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi công ty tạm ngừng kinh doanh có phải đóng bhxh không? Nếu còn bất cứ thắc mắc nào khác về vấn đề này, liên hệ ngay với Song Kim theo hotline 0986 23 26 29 để được tư vấn và giải đáp.
Zalo
X