Cùng tìm hiểu về thuật ngữ CEO, CFO, CPO, CCO, CHRO, CMO

Menu

Cùng tìm hiểu về thuật ngữ CEO, CFO, CPO, CCO, CHRO, CMO

09:46:30 24-05-2021 | Lượt xem: 1741

Hiện nay, chúng ta nghe được rất nhiều thuật ngữ mới được sử dụng dưới nhiều hình thức khác nhau. Cùng tìm hiểu về thuật ngữ CEO, CFO, CPO, CCO, CHRO, CMO trong kinh doanh và quyền hạng của những người mang chức vụ này nhé!

Cùng tìm hiểu về thuật ngữ CEO, CFO, CPO, CCO, CHRO, CMO

#1 Thuật ngữ CEO

Thuật ngữ này chỉ người giữ trách nhiệm điều hành toàn bộ hoạt động theo chiến lược, chính sách của Hội đồng Quản trị công ty. CEO là từ viết tắt của Chief Executive Officer – Giám đốc điều hành của doanh nghiệp, công ty hay tổ chức.
Người đảm nhiệm vị trí CEO không nhất thiết có học vị đỉnh cao, tuy nhiên họ phải là người am hiểu những vấn đề liên quan để trực tiếp giải quyết mọi chuyện của công ty. Trong kinh doanh, ở một số công ty thì Tổng Giám đốc điều hành – CEO thường là Chủ tịch HĐQT, một vài trường hợp thì CEO là Chủ tịch hoặc Tổng giám đốc. Hoặc CEO có thể kiêm luôn chức Giám đốc điều hành (Chief operations officer – COO).
Cùng tìm hiểu về thuật ngữ CEO, CFO, CPO, CCO, CHRO, CMO

#2 CFO

Đây là viết tắt của Chief Financial Officer, Giám đốc tài chính (Là chức vụ phụ trách quản lý tài chính cho doanh nghiệp). Chức danh CFO sẽ phụ trách nghiên cứu, phân tích, xây dựng những kế hoạch tài chính và khai thác hiệu quả nguồn vốn, cảnh báo những nguy cơ và đưa ra được dự báo đáng tin cậy cho doanh nghiệp trong tương lai.
Một CFO sẽ có 4 vai trò chủ lực gồm
+ Operator: Đảm bảo hoạt động tài chính cơ bản hiệu quả.
+ Steward: Bảo vệ, giữ gìn tài sản của công ty bằng cách quản lý rủi ro hiệu quả. Đồng thời, có thể đảm bảo tính chính xác các loại sổ sách.
+ Strategist: Có được những chiến lược phát triển đồng nhất hoặc gia tăng hiệu quả cho chiến lược phát triển chung của công ty theo từng giai đoạn.
+ Catalyst: CFO phảo duy trì đảm bảo thấm nhuần tư tưởng về tư duy tài chính trong công ty khi thực hiện công việc cũng như trong việc đánh giá, chấp nhận rủi ro công ty.
CFO chịu trách nhiệm chiến lược về tài chính, gồm cả kế toán, dự toán, bảo hiểm, tín dụng, thuế, toàn bộ ngân khố. Một công ty có cần CFO hay không cũng tùy vào độ lớn của doanh nghiệp. Thường trong doanh nghiệp Việt, CEO hoặc Kế toán trưởng sẽ nắm vai trò làm CFO của doanh nghiệp.

#3 CPO

CPO là viết tắt của Chief Product Officer – Giám đốc sản xuất, người chịu trách nhiệm cho việc sản xuất đúng tiến độ, đúng kế hoạch. CPO có nhiệm vụ căn cứ trên tình hình công ty và quản lý những lao động trực tiếp, những phòng ban liên quan, đảm bảo thực hiện đúng yêu cầu sản xuất.
5 vai trò chính của CPO cụ thể là: Giám sát tiến độ và chất lượng, Định hướng phát triển tổ chức & Cơ cấu sản xuất, Đảm bảo gắn kết nhân viên & Tổ chức, Duy trì quan hệ với khách hàng, Giám sát thực hiện nội quy & quy định ATLĐ. CPO là lao động cấp cao để thúc đẩy sản xuất, là người tạo động lực cho tổ chức vượt qua khó khăn, đảm bảo quá trình vận hành sản xuất hiệu quả nhất.

#4 CCO

Chief Customer Officer là Giám đốc kinh doanh, thường chỉ đứng sau CEO với tầm quan trọng trong công ty. CCO là người điều hành hoạt động tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ để giúp doanh nghiệp phát triển. Có thể nói, CCO là vị trí quyền lực và đóng góp đáng kể cho doanh nghiệp, họ quản lý số liệu kinh doanh, khách hàng và tìm kiếm cũng như duy trì mối quan hệ cùng đối tác.
Cùng tìm hiểu về thuật ngữ CEO, CFO, CPO, CCO, CHRO, CMO

#5 CHRO

Vị trí Giám đốc nhân sự - Chief Human Resources Officer là người trực tiếp quản lý, sử dụng con người. Giám đốc nhân sự sẽ lập kế hoạch, đưa ra chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho công ty. Họ sẽ tuyển dụng, huấn luyện để nhân sự phát huy tối đa năng lực với mục đích chung cống hiến cho công ty ngày càng lớn mạnh.
CHRO mang tầm quan trọng rất lớn cho sự phát triển công ty bởi nhân sự chính là yếu tố sống quyết định công ty đó có thể tồn lại được lâu bền hay không. Nếu như mỗi vị trí trong công ty là 1 mảnh ghép thì CHRO là người đi tìm mảnh ghép phù hợp nhất để kiến tạo bức tranh hoàn hảo nhất.

#6 CMO

Chief Marketing, Officer – Giám đốc Marketing chịu trách nhiệm phát triển sản phẩm, truyền thông tiếp thị, chăm sóc khách hàng, quản trị bán hàng, quan hệ công chúng, phát triển kênh phân phối,…Đồng thời, CMO là người kết nối với những bộ phận khác như tài chính, sản xuất, công nghệ thông tin để giúp công ty hoàn thành tốt nhất mục tiêu đề ra. Một CMO phải có kiến thức vững vàng về cả chuyên môn và quản lý để đối mặt với nhiều thách thức. Ở thời đại 4.0 hiện nay, chức danh của CMO cực kỳ quyền lực và quan trọng.

#7 Một số chức danh khác

Ngoài những chức danh như trên mà bạn hay nghe, cũng có những chức danh khác phổ biến như:
Ở Mỹ, bạn sẽ thấy vị trí đứng đầu là Chairman hoặc President, kế đến là Vice president, Officer, General manager và Manager.
Ở Anh, bạn sẽ thấy vị trí đầu là Chairman, tiếp đến là Chief Executive Director, sau đó là đến Director và Manager.
Ở Nhật, bộ máy lãnh đạo sẽ phức tạp hơn và cao nhất là có cả Chairman và President. Mặc dù cả 2 vị trí đều là chủ tịch nhưng thực tế Chairman vẫn được xem là quyền lực hơn President.
Mỗi một chức danh sẽ có nhiệm vụ và quyền hạn riêng nhưng mục đích chung vẫn là để công ty phát triển toàn diện, mang đến lợi ích chung cho doanh nghiệp phát triển bền vững. Những vị trí quan trọng này như những cây cột nhà, cột càng chắc chắn thì nhà sẽ càng vững.
Tại Song Kim, doanh nghiệp Việt có thể chọn lựa sử dụng dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp với chi phí tốt nhất, nhanh chóng và thủ tục đơn giản, tiết kiệm nhiều thời gian để tập trung phát triển thế mạnh của mình.
Hãy liên hệ cùng Song Kim để được hỗ trợ thành lập đúng quy định pháp luật ngay hôm nay.
Zalo
X