Kế toán là gì

Menu

Kế toán là gì ? Tổng quan về công việc kế toán

11:34:05 31-12-2021 | Lượt xem: 8309

Kế toán là công việc mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải có và góp phần không nhỏ trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Vậy kế toán là làm gì? Kế toán có vai trò như thế nào đối với doanh nghiệp? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công việc của kế toán.
Kế toán là gì ? Tổng quan về công việc kế toán
 

Kế toán là gì?

  • Khái niệm kế toán theo cách bình dân dễ hiểu thì kế toán là người thực hiện công việc ghi chép, thu thập thông tin từ chứng từ, phân tích và xử lý thông tin tài chính và thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến thuế trong doanh nghiệp. Kế toán được xem là công việc gắn liền với sổ sách và con số, đòi hỏi sự cẩn thận và tỉ mỉ.
  • Giải thích theo hướng chuyên môn, học thuật thì ở Khoản 8 Điều 3 của Luật Kế toán 2015 quy định về khái niệm kế toán như sau:  “Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động.”
  • Dù được định nghĩa theo cách bình dân hay mang tính chuyên môn thì kế toán vẫn đóng vai trò quan trọng trong doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp tùy theo quy mô mà số lượng nhân viên kế toán từ một người cho đến hàng chục người.
  • Tùy theo mỗi doanh nghiệp với quy trình kế toán riêng mà bộ phận kế toán được phân chia thành các phần hành như: kế toán tổng hợp, kế toán quản trị, kế toán thuế, kế toán nội bộ, kế toán công nợ,...

Nhiệm vụ của kế toán

  • Nắm vững các quy định của Nhà nước, chuẩn mực và chế độ kế toán.
  • Thu thập chứng từ, xử lý các số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc.
  • Phản ảnh, giám sát tình hình sử dụng tài sản, nguồn vốn và quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Cung cấp số liệu, thông tin tài chính nhằm phục vụ cho việc quản trị, điều hành doanh nghiệp.
  • Kiểm tra và phân tích hoạt động kinh tế, tài chính, đề xuất các giải pháp phục vụ cho yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.
  • Cung cấp các thông tin, số liệu kế toán cho các cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật.

Vai trò của kế toán trong doanh nghiệp

 
Kế toán là gì ? Tổng quan về công việc kế toán

Ngay sau đây, dịch vụ thay đổi GPKD Song Kim sẽ gởi đến các bạn vai trò của kế toán trong doanh nghiệp, theo một cách tổng quan nhất để cách bạn tham khảo. Trên thực tế, đối với mỗi chức vụ khác nhau trong phòng kế toán, sẽ có những vai trò và nhiệm vụ khác nhau.

Kế toán có chức năng cung cấp thông tin tài chính

  • Kế toán không chỉ cung cấp thông tin tài chính cho nội bộ doanh nghiệp (Ban quản trị doanh nghiệp, các phòng ban,…) mà còn cung cấp thông tin tài chính bên ngoài doanh nghiệp (cổ đông, nhà đầu tư, ngân hàng, cơ quan thuế,..).
  • Việc kế toán cung cấp thông tin tài chính định kỳ và đột xuất rất cần thiết cho nhà quản trị, giúp nhà quản trị đưa ra các chiến lược và quyết định kinh doanh.
  • Bộ phận kế toán cung cấp báo cáo về tình hình tài chính rõ ràng và đảm bảo chính xác.

Kế toán cung cấp số liệu giúp quản trị doanh nghiệp

  • Kế toán theo dõi thường xuyên tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thông qua các số liệu về chi phí, doanh thu,... góp phần phát hiện các bất thường về mặt tài chính và đồng thời có thể đưa ra các đánh giá và kế hoạch kinh doanh phù hợp trong tương lai.
  • Bộ phận kế toán góp phần thực hiện quản lý các chi phí dựa trên việc lập kế hoạch ngân sách.
  • Kế toán góp phần giám sát, quản lý hoạt động và quản lý các rủi ro của doanh nghiệp.

Kế toán giúp hoạch định tài chính doanh nghiệp

  • Dữ liệu tài chính từ bộ phận kế toán làm cơ sở hoạch định phương án hoạt động cho từng giai đoạn, từng thời kỳ.
  • Kế toán đưa ra kế hoạch tài chính trong tương lai như huy động vốn từ nhà đầu tư, vay vốn ngân hàng,..
  • Kế toán thực hiện việc lập kế hoạch thuế để hạn chế rủi ro về thuế, tối ưu chi phí thuế dựa trên kế hoạch hoạt động của doanh nghiệp

Kế toán là cầu nối của doanh nghiệp với các đối tác

  • Bộ phận kế toán là cầu nối của doanh nghiệp với các đơn vị, cá nhân bên ngoài doanh nghiệp về mặt tài chính như nhà đầu tư, ngân hàng, cơ quan thuế, khách hàng, nhà cung cấp,..
  • Bộ phận kế toán giúp doanh nghiệp cập nhật các chính sách bên ngoài về thuế, chế độ kế toán, cũng như các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước dành cho doanh nghiệp.

Các công việc của kế toán

Kế toán là gì ? Tổng quan về công việc kế toán
 
Trong bất cứ hoạt động của 1 doanh nghiệp, việc giao dịch với thuế, khách hàng là việc thường xuyên nhất của các kế toán. Đặc biệt, kế toán thuế giữ 1 vai trò hết sức 1uan trọng trong doanh nghiệp. Kế toán thuế giúp doanh nghiệp tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về thuế, tránh phát sinh các khoản phạt. Sau đây, dịch vụ mở công ty Song Kim xin gởi đến các bạn 1 số công việc cụ thể của 1 kế toán thuế phải thực hiện trong 1 niên độ tài chính.

Lập chứng từ, thu thập, xử lý và ghi chép dữ liệu kế toán

  • Lập chứng từ kế toán (hóa đơn bán ra, phiếu thu, phiếu chi,...).
  • Thực hiện thanh toán các khoản phải trả.
  • Thực hiện ghi chép dữ liệu vào các sổ kế toán.
  • Phân loại và lưu trữ các hoá đơn, chứng từ kế toán.
  • Thực hiện tính giá vốn hàng bán, tính giá thành sản phẩm (đối với doanh nghiệp sản xuất).
  • Theo dõi công nợ, đối chiếu công nợ định kỳ (hằng quý, hàng năm).
  • Kiểm kê quỹ tiền mặt, hàng tồn kho định kỳ (hằng tháng, hằng quý, hằng năm).
  • Tính lương, bảo hiểm xã hội hằng tháng cho người lao động.
  • Tính khấu hao tài sản cố định và các khoản phân bổ của doanh nghiệp (hằng tháng).
  • Thực hiện nộp thuế khi phát sinh (thuế môn bài, thuế xuất nhập khẩu, thuế Giá trị gia tăng (GTGT), thuế Thu nhập cá nhân (TNCN), thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN),...).

Lập tờ khai thuế

  • Lập tờ khai Thuế môn bài đầu năm.
  • Lập tờ khai Thuế GTGT hàng tháng hoặc hàng quý.
  • Lập tờ khai Thuế TNCN theo tháng hoặc quý.
  • Lập tờ khai thuế Tạm tính Thuế TNDN theo Quý.
  • Lập tờ khai các loại thuế khác nếu có.
  • Lập Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn hàng tháng hoặc quý.

Lập Báo cáo tài chính và quyết toán thuế

  • Lập và nộp Báo cáo tài chính năm (Bảng cân đối Kế toán, Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh Báo cáo Tài chính).
  • Quyết toán thuế TNDN vào đầu năm (thực hiện cho năm trước liền kề).
  • Quyết toán thuế TNCN (thực hiện cho năm trước liền kề).

Một số câu hỏi liên quan đến kế toán là gì?

Sau đây, Song Kim sẽ gởi đến các bạn một số câu hỏi thường gặp về kế toán là gì? Qua các câu hỏi này, hy vọng các bạn sẽ hiểu hơn về ngành kế toán, một ngành không thể thiếu trong bất kỳ doanh nghiệp nào.
Hỏi: Em dự định đăng ký học ngành kế toán, ngành này có dễ tìm việc hay không ạ?
Đáp: Trong bất kỳ doanh nghiệp nào, bộ phận kế toán là bộ phận không thể thiếu. Có thể nói, kế toán là 1 ngành dễ tìm việc nhất trong các ngành được đào tạo chính quy
Hỏi: Học kế toán có nhiều cơ hội phát triển hay không?
Đáp: Khi học kế toán, có rất nhiều cơ hội phát triển nếu bản thân bạn chịu khó phấn đấu. Kế toán trưởng, giám đốc tài chính là những chức vụ mà bất cứ kế toán nào cũng phấn đấu. Hoặc khi đã “cứng” nghề, bạn có thể nhận thêm việc báo cáo thuế ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Việc này cũng mang đến nguồn thu nhập rất lớn dành cho bạn.
Hỏi: Kế toán là làm những gì?
Đáp: Theo diễn giải tại Luật kế toán, thì công việc của kế toán có thể hiểu là việc: thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động.
Hỏi: Cách chức vụ của kế toán trong 1 bộ máy của công ty?
Đáp: Có rất nhiều chức vụ trong 1 bộ máy kế toán tại công ty, liên quan đến các phần hành cụ thể mà kế toán sẽ phụ trách. Có thể kể đến 1 số chức vụ kế toán thường gặp như: kế toán trưởng, kế toán tổng hợp, kế toán thanh toán, kế toán tiền lương hoặc kế toán nội bộ.
Qua bài viết tổng quan về công việc kế toán, Song Kim mong rằng mang đến cho bạn cái nhìn cụ thể hơn về công việc kế toán. Với vai trò quan trọng không thể thiếu của công việc kế toán trong doanh nghiệp, việc xây dựng bộ phận kế toán vững chuyên môn, tuân thủ quy định của pháp luật và có tầm nhìn bao quát tình hình hoạt động của doanh nghiệp góp phần không nhỏ cho sự thành công của doanh nghiệp. Chúc các bạn thành công.
Zalo
X