Đáp: Chào chị Trâm Anh,
Cảm ơn chị đã gởi câu hỏi đến bộ phận tư vấn của Song Kim. Với dự định kinh doanh của anh/chị, anh chị phải đăng ký
mã ngành nghề may trang phục (trừ trang phục từ da lông thú), có mã ngành là 1410. Sau đây, mời chị cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết mã ngành nghề qua nội dung sau.
Căn cứ pháp lý khi đăng ký kinh doanh mã ngành nghề may trang phục
- Luật doanh nghiệp số 59/2020/QH14, có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2021
- Nghị định số 01/2021/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành ngày 04/01/2021
- Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT, có hiệu lực thi hành ngày 01/05/2021
- Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg quy định danh mục mã ngành nghề kinh doanh, có hiệu lực thi hành ngày 20/08/2018
>>> Có thể bạn sẽ quan tâm cách: tra cứu ngành nghề kinh doanh qua mã số thuế
Mã ngành 141 - 1410 -14100: Mã ngành nghề may trang phục (trừ trang phục từ da lông thú)
Nhóm này gồm:
- Sản xuất trang phục, nguyên liệu sử dụng có thể là bất kỳ loại nào có thể được tráng, phủ hoặc cao su hoá;
- Sản xuất trang phục bằng da hoặc da tổng hợp bao gồm các phụ kiện bằng da dùng trong các ngành công nghiệp như tạp dề da;
- Sản xuất quần áo bảo hộ lao động;
- Sản xuất quần áo khoác ngoài từ vải len, vải đan móc hoặc không phải đan móc... cho phụ nữ, nam giới, trẻ em như: áo khoác ngoài, áo jac ket, bộ trang phục, quần, váy...,
- Sản xuất quần áo lót hoặc quần áo đi ngủ làm từ vải len, vải đan móc, cho nam giới, phụ nữ hoặc trẻ em như: Áo sơ mi, áo chui đầu, quần đùi, quần ngắn bó, bộ pyjama, váy ngủ, áo blu, áo lót, coóc xê...,
- Sản xuất quần áo cho trẻ em, quần áo bơi, quần áo trượt tuyết;
- Sản xuất mũ mềm hoặc cứng;
- Sản xuất các đồ phụ kiện trang phục khác: Tất tay, thắt lưng, caravat, lưới tóc, khăn choàng;
- Sản xuất đồ lễ hội;
- Sản xuất mũ lưỡi trai bằng da lông thú;
- Sản xuất giày, dép từ nguyên liệu dệt không có đế;
- Sản xuất chi tiết của các sản phẩm trên.
>>> Có thể bạn sẽ cần: các bước thành lập công ty
Loại trừ:
- Sản xuất trang phục bằng da lông thú (trừ mũ lưỡi trai) được phân vào nhóm 14200 (Sản xuất sản phẩm từ da lông thú);
- Sản xuất giày dép được phân vào nhóm 15200 (Sản xuất giày, dép);
- Sản xuất trang phục bằng cao su hoặc nhựa không bằng cách khâu mà chỉ gắn với nhau được phân vào nhóm 22190 (Sản xuất sản phẩm khác từ cao su) và nhóm 22209 (Sản xuất sản phẩm khác từ plastic);
- Sản xuất găng tay da thể thao và mũ thể thao được phân vào nhóm 32300 (Sản xuất dụng cụ thể dục, thể thao);
- Sản xuất mũ bảo hiểm (trừ mũ dùng cho thể thao) được phân vào nhóm 32900 (Sản xuất khác chưa được phân vào đâu);
- Sản xuất quần áo bảo vệ và quần áo chống lửa được phân vào nhóm 32900 (Sản xuất khác chưa được phân vào đâu);
- Sửa chữa trang phục được phân vào nhóm 95290 (Sửa chữa xe đạp, đồng hồ, đồ dùng cá nhân và gia đình chưa được phân vào đâu).
Cách ghi mã ngành nghề may trang phục vào đơn đăng ký kinh doanh
Căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành về đăng ký doanh nghiệp. Khi điền mã ngành nghề trong đơn đăng ký kinh doanh, chị phải sử dụng mã ngành nghề cấp 4 (có 4 số) để đăng ký.
Song Kim gởi đến chị cách ghi mã ngành nghề chi tiết như sau:
Trên đây là chi tiết mã ngành nghề kinh doanh về việc may trang phục. Khi đăng ký kinh doanh mã ngành này, ngoài việc gia công quần áo, chị còn có thể các mặt hàng như: nón, cà vạt, khăn choàng,…như hướng dẫn chi tiết bên trên. Song Kim chúc chị đăng ký kinh doanh thành công. Nếu trong quá trình đăng ký thành lập, chị còn bất cứ thắc mắc nào khác về quy trình, thủ tục thành lập công ty, liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn.
>>> Xem thêm:
Mã ngành sản xuất dây bện và lưới