Mã ngành sản xuất phụ tùng ô tô

Menu

Mã ngành sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho xe ô tô

15:10:27 27-01-2022 | Lượt xem: 3697

Hỏi: Chào Song Kim,
Hiện tôi đang theo học Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM. Hiện tôi đang làm đề tài nghiên cứu về ngành nghề sản xuất phụ tùng xe ô tô tại Việt Nam. Trong đề tài của tôi, có 1 phần nhỏ nói về ngành nghề sản xuất phụ tùng ô tô. Cho tôi hỏi, mã ngành nghề sản xuất phụ tùng ô tô là mã ngành bao nhiêu? Mong nhận được phản hồi từ Song Kim.
Minh Hậu – Tp.HCM
Đáp: Chào bạn Minh Hậu,
Cảm ơn bạn đã gởi câu hỏi đến Song Kim. Căn cứ câu hỏi của bạn, khi thực hiện đề tài nghiên cứu, bạn phải sử dụng mã ngành 2930 - Sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho xe ô tô và xe có động cơ khác. Đây là mã ngành nghề đã được quy định tại quyết định 27 về đăng ký kinh doanh do thủ tướng chính phủ ban hành. Sau đây, mời anh cùng dịch vụ mở công ty Song Kim tìm hiểu chi tiết về ngành nghề kinh doanh này, bạn nhé!
Mã ngành sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho xe ô tô

Căn cứ pháp lý khi đăng ký mã ngành nghề sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho xe ô tô

  • Luật doanh nghiệp số 59/2020/QH14, ban hành ngày 17/06/2020, có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2021
  • Nghị định số 01/2021/NĐ-CP, ban hành ngày 04/01/2021, có hiệu lực thi hành ngày 04/01/2021
  • Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT, ban hành ngày 16/03/2021, có hiệu lực thi hành ngày 01/05/2021
  • Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg quy định danh mục mã ngành nghề kinh doanh, ban hành ngày 06/07/2018, có hiệu lực thi hành ngày 20/08/2018

Mã ngành 2930 - 29300: Mã ngành nghề sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho xe ô tô và xe có động cơ khác

Nhóm này gồm:
- Sản xuất các bộ phận và thiết bị thay đổi cho xe có động cơ như: Phanh, hộp số, trục xe, bánh xe, hệ thống giảm sóc, bộ tản nhiệt, giảm tnanh, ống xả, xúc tác, khớp ly hợp, bánh lái, cột và hộp lái;
- Sản xuất thiết bị và phụ tùng cho thân xe có động cơ như: Dây an toàn, túi không khí, cửa sổ, hãm xung;
- Sản xuất ghế ngồi trong xe;
- Sản xuất thiết bị điện cho xe có động cơ như máy phát điện, máy dao điện, phích cắm sáng, hệ thống dây đánh lửa, hệ thống cửa sổ và cửa ra vào điện, lắp đặt các thiết bị đo lường vào động cơ, điều chỉnh nguồn điện...
Loại trừ:
- Sản xuất các loại xăm được phân vào nhóm 22110 (Sản xuất săm, lốp cao su; đắp và tái chế lốp cao su);
- Sản xuất vòi và dây đeo bằng cao su và các sản phẩm từ cao su khác được phân vào nhóm 22190 (Sản xuất sản phẩm khác từ cao su);
- Sản xuất pin cho động cơ được phân vào nhóm 27200 (Sản xuất pin và ắc quy);
- Sản xuất thiết bị chiếu sáng cho xe có động cơ được phân vào nhóm 27400 (Sản xuất thiết bị điện chiếu sáng);
- Sản xuất pít tông, vòng pít tông và bộ chế hoà khí được phân vào nhóm 28110 (Sản xuất động cơ, tua bin (trừ động cơ máy bay, ô tô, mô tô và xe máy));
- Sản xuất máy bơm cho xe có động cơ và động cơ được phân vào nhóm 28130 (Sản xuất máy bơm, máy nén, vòi và van khác);
- Bảo dưỡng, sửa chữa và thay đổi nhỏ cho xe có động cơ được phân vào nhóm 45200 (Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và xe có động cơ khác).

Cách ghi mã ngành khi đăng ký kinh doanh ngành nghề sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho xe ô tô

Đối với các công ty sản xuất phụ tùng ô tô, khi thực hiện thủ tục thành lập công ty sẽ đăng ký mã ngành nghề cụ thể như sau:
STT Tên ngành Mã ngành
1 Sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho xe ô tô và xe có động cơ khác 2930
Trên đây là chi tiết về mã ngành nghề sản xuất phụ tùng, bộ phận phụ trợ xe ô tô mà bạn đang quan tâm. Chúc bạn hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu của mình.
Trân trọng!

Zalo
X