Chi nhánh và địa điểm kinh doanh

Menu

Phân biệt chi nhánh và địa điểm kinh doanh

15:46:59 11-08-2022 | Lượt xem: 1164

Trong quá trình vận hành một doanh nghiệp, sau 1 thời gian hoạt động ổn định và phát triển, doanh nghiệp thường có xu hướng mở rộng kinh doanh khác nhau giữa chi nhánh và địa điểm kinh doanh bằng việc thành lập chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh. Nhưng sự là gì? Nên thành lập địa điểm kinh doanh hay chi nhánh là câu hỏi của không ít các doanh nghiệp. Chính vì thế, hôm nay Song Kim sẽ gởi đến các bạn bài phân tích về đặc điểm của địa điểm kinh doanh và chi nhánh. Cùng với đó là bảng so sánh sự khác nhau giữa địa điểm kinh doanh và chi nhánh. Chúng tôi hy vọng, qua bài viết này, các bạn sẽ lựa chọn được hình thức kinh doanh phù hợp với doanh nghiệp mình.
Phân biệt chi nhánh và địa điểm kinh doanh
 

Chi nhánh là gì?

Căn cứ khoản 1, điều 44 Luật Doanh Nghiệp số 59/2020/QH14, khái niệm về chi nhánh được quy định cụ thể như sau:
Điều 44. Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp
“1. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.”
Như vậy, hiểu đơn giản, chi nhánh của doanh nghiệp là 1 đơn vị phụ thuộc vào doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân. Có thể thực hiện 1 phần hoặc toàn bộ chức năng của doanh nghiệp. Khi đăng ký ngành nghề kinh doanh của chi nhánh, chúng ta phải đăng ký đúng với ngành nghề mà doanh nghiệp đã đăng ký. Nếu chi nhánh muốn kinh doanh một ngành nghề khác, bắt buộc doanh nghiệp phải đăng ký bổ sung ngành nghề kinh doanh đó, thì chi nhánh mới có thể đăng ký và kinh doanh ngành nghề mới.
Với chức năng đại diện ủy quyền, chi nhánh có thể tạo lập con dấu riêng để ký các hợp đồng khi được doanh nghiệp phân công. Do có con dấu riêng, chi nhánh có thể mở tài khoản ngân hàng riêng.
>>> Có thể bạn quan tâm: hộ kinh doanh là gì?

Doanh nghiệp có thể mở bao nhiêu chi nhánh?

Căn cứ khoản 1, điều 45 Luật Doanh Nghiệp 2020, số lượng chi nhánh của doanh nghiệp đã được quy định cụ thể như sau:
“1. Doanh nghiệp có quyền thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới đơn vị hành chính.”
Có thể hiểu đơn giản, doanh nghiệp có thể thành lập không giới hạn số lượng chi nhánh, và không giới hạn vị trí địa lý. Và chi nhánh có thể đặt ở nước ngoài.
Ví dụ: Công ty ABC có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh, có thể thành lập không giới hạn số lượng chi nhánh tại Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng hay bất cứ nơi nào mà doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng việc kinh doanh của mình.
>>> Có thể bạn quan tâm: thủ tục thành lập doanh nghiệp

Địa điểm kinh doanh là gì?

Căn cứ khoản 3, điều 44 Luật Doanh Nghiệp số 59/2020/QH14, khái niệm về chi nhánh được quy định cụ thể như sau:
“3. Địa điểm kinh doanh là nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể.”
Như vậy, có thể hiểu địa điểm kinh doanh sẽ đại diện doanh nghiệp để tiến hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đương nhiên, địa điểm kinh doanh chỉ được kinh doanh các ngành nghề đã được doanh nghiệp đăng ký.
Khác với chi nhánh, địa điểm kinh doanh sẽ không có chức năng đại diện ủy quyền cho doanh nghiệp. Vì thế, địa điểm kinh doanh không có con dấu riêng, không thể đại diện doanh nghiệp ký các hợp đồng kinh tế.

Doanh nghiệp có thể thành lập bao nhiêu địa điểm kinh doanh?

Căn cứ khoản 2, điều 31 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký thành lập doanh nghiệp, việc thông báo thành lập địa điểm kinh doanh được quy định cụ thể như sau:
“2. Thông báo lập địa điểm kinh doanh
a) Doanh nghiệp có thể lập địa điểm kinh doanh tại địa chỉ khác nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc đặt chi nhánh;”
Có thể khẳng định, công ty có thể thành lập bao nhiêu địa điểm kinh doanh là tùy thuộc vào quy mô và nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp.

Có thể thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh hay không?

Cũng căn cứ vào quy định trên, doanh nghiệp có thể hoàn toàn đặt địa điểm kinh doanh khác tỉnh hoặc thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
>>> Có thể bạn sẽ cần: dịch vụ mở công ty tại TP.HCM

So sánh chi nhánh và địa điểm kinh doanh

Với những quy định pháp luật nêu trên, có thể thấy sự giống nhau giữa chi nhánh và địa điểm kinh doanh là:
Không có tư cách pháp nhân
Có giấy phép riêng do chi nhánh và địa điểm kinh doanh đều phải thực hiện việc thành lập hoặc đăng ký hoạt động với sở kế hoạch đầu tư nơi đại điểm kinh doanh và chi nhánh đặt địa điểm.

Sự khác nhau giữa địa điểm kinh doanh và chi nhánh

Sau đây, Song Kim mời bạn cùng chúng tôi tham khảo sự khác nhau giữa chi nhánh và địa điểm kinh doanh. Hy vọng qua bảng so sánh này, khi có nhu cầu mở rộng kinh doanh, bạn không còn phải “lăn tăn” giữa việc thành lập chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh.
Nội dung so sánh Chi nhánh Địa điểm kinh doanh
Được kinh doanh Được thực hiện 1 phần hoặc toàn bộ chức năng của doanh nghiệp; bao gồm cả chức năng đại diện ủy quyền Được kinh doanh các ngành nghề công ty đã đăng ký
Con dấu Có thể có con dấu riêng (tùy thuộc vào nhu cầu của doanh nghiệp) Không có con dấu riêng
Cách đặt tên Tên chi nhánh bắt buộc phải có chữ “chi nhánh” & tên đầy đủ của doanh nghiệp Tên địa điểm kinh doanh bắt buộc phải có chữ “địa điểm kinh doanh” & tên doanh nghiệp
Ký kết hợp đồng Được ký kết hợp đồng nếu được doanh nghiệp ủy quyền Không được ký kết hợp đồng
Xuất hóa đơn Có thể phát hành và xuất hóa đơn Không được phát hành và xuất hóa đơn
Mã số thuế Có mã số thuế riêng, 13 số. 10 số đầu tiên chính là mã số thuế của doanh nghiệp Không có mã số thuế riêng
Hạch toán thuế Có 2 phương pháp hạch toán thuế là phụ thuộc và độc lập. Hạch toán thuế hoàn toàn phụ thuộc vào công ty.
Trên đây là những điểm khác nhau cơ bản giữa địa điểm kinh doanh và chi nhánh. Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã nắm rõ đặc điểm cùng sự khác nhau giữa 2 hình thức này. Qua đó, sẽ có lựa chọn đúng khi quyết định thành lập chi nhánh hay địa điểm kinh doanh.
Song Kim chúc các bạn thành công!
Zalo
X