Trong cuộc sống của chúng ta, đã có rất nhiều lần chúng ta cần phải sao y bản chính các loại giấy tờ để thực hiện các thủ tục hành chính. Có thể chúng ta sao y chứng thực giấy tờ để vay ngân hàng, thành lập công ty, hay mở tài khoản ngân hàng. Vậy, thời hạn sao y bản chính có thời gian bao lâu? Những tổ chức, cơ quan nào có chức năng công chứng giấy tờ? Hôm nay, mời bạn cùng
Song Kim tìm hiểu chi tiết về vấn đề này.
Sao y bản chính là gì?
Sao y bản chính là việc các tổ chức, cơ quan có chức năng, thẩm quyền sẽ làm chứng cho việc các thông tin trên bản sao là hoàn toàn đúng với bản chính, thông qua việc chứng thực bản sao từ bản chính. Vì khi căn cứ khoản 2, điều 2, nghị định số 23/2015/NĐ-CP, có quy định:
“2. “Chứng thực bản sao từ bản chính” là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định này căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.”
Giá trị pháp lý của sao y bản chính
Căn cứ khoản 1, 2, điều 3, nghị định số 23/2015/NĐ-CP, đã có quy định:
"1. Bản sao được cấp từ sổ gốc có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác"
Một khi đã sao y bản chính tại các tổ chức, cơ quan có thẩm quyền thì bản sao y công chứng là hoàn toàn có thể thay thế được bản chính. Có giá trị sử dụng thay cho bản chính; hoặc dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch.
>>> Có thể bạn quan tâm về thủ tục: thành lập công ty
Thời hạn của bản sao y bản chính
Căn cứ vào nội dung đã được quy định tại khoản 1, 2 điều 3 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP thì không có quy định về thời hạn của bản sao y công chứng. Vì vậy, dựa vào quy định của pháp luật,
thời hạn của bản sao y công chứng là vô thời hạn (không có thời hạn).
Nhưng đối với các loại giấy hay có sự thay đổi về nội dung hoặc có thời hạn sử dụng như:
Chứng minh nhân dân, căn cước công dân giấy phép kinh doanh,…thì các cơ quan nhà nước hay áp dụng thời hạn sao y, bản chính
là 03 tháng. Hoặc có bản chính để đối chiếu. Việc làm này để tránh tình trạng việc bản chính có sự thay đổi, sẽ làm sai lệch thông tin khi sử dụng thông tin bản sao y công chứng.
Sao y bản chính ở đâu?
Các tổ chức, cơ quan có chức năng sao y bản chính sẽ được quy định tại điều 5, nghị định số 23/2015/NĐ-CP, sẽ bao gồm:
- Phòng tư pháp trực thuộc ủy ban nhân dân huyện/thị xã/thành phố trực thuộc tỉnh
- Ủy ban nhân dân xã/phường/thị trấn
- Phòng công chứng nhà nước hoặc phòng công chứng tư đều có chức năng sao y bản chính
- Đối với các cá nhân đang sinh sống và làm việc tại nước ngoài, khi có nhu cầu sao y chứng thực, sẽ tiến hành sao y tại cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan đại diện lãnh sự đặt tại nước đó.
Các loại giấy tờ có thể sao y công chứng
Có rất nhiều loại công chứng, chứng thực nhưng trong phạm vi bài viết này,
dịch vụ thành lập doanh nghiệp Song Kim xin gởi đến các bạn những loại giấy tờ sao y chứng thực thường gặp, đó là:
- Giấy chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu
- Giấy phép kinh doanh
- Giấy tờ nhà đất, giấy tờ xe,…
- Giấy kết hôn, giấy khai sinh,…
Tóm lại, các loại do các cơ quan nhà nước cấp cho bạn, bạn có thể sao y công chứng tại các cơ quan, tổ chức như đã liệt kê bên trên.
Trên đây là tất cả các nội dung về việc sao y bản chính các loại giấy tờ phổ biến, thường gặp. Hy vọng, với những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ, đã mang đến các thông tin hữu ích cho các bạn.