Công ty TNHH là loại hình doanh nghiệp phổ biến tại nước ta với ưu điểm đơn giản, dễ quản lý phù hợp với việc kinh doanh ở quy mô nhỏ. Do có quy mô nhỏ nên loại hình này dễ bị ảnh hưởng khi kinh tế gặp nhiều khó khăn. Và
là loại thủ tục được ưu tiên thực hiện so với giải thể doanh nghiệp. Vậy, tạm ngừng kinh doanh công ty TNHH là gì? Hãy cùng Song Kim tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Công ty TNHH thường do 1 cá nhân hoặc 1 nhóm cá nhân thành lập, hoạt động với quy mô nhỏ. Chính vì thế, công ty TNHH sẽ là đối tượng doanh nghiệp dễ bị “tổn thương” nhất khi thị trường có sự biến động. Có thể kể đến một số lý do dẫn đến việc tạm ngừng kinh doanh của công ty TNHH là:
- Do sự khó khăn chung của cả nền kinh tế tác động tiêu cực đến hoạt động của doanh nghiệp
- Thay đổi cơ cấu tổ chức, nhân sự chủ chốt của công ty
- Phương án kinh doanh ban đầu không mang lại hiệu quả, cần tạm nghỉ để sắp xếp lại đường hướng kinh doanh
Và khi đó, công ty TNHH cần ngừng lại để sắp xếp công việc, định hướng lại kế hoạch kinh doanh. Thì thủ tục tạm ngừng kinh doanh là loại thủ tục phù hợp hơn cả. Vậy tạm ngừng kinh doanh là gì?
Tạm ngừng kinh doanh là việc công ty TNHH “đóng băng” tạm thời hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Bằng cách thông báo với sở KH-ĐT tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Trong thời gian tạm ngừng, doanh nghiệp không cần phải kê khai thuế, đóng bảo hiểm xã hội hay thực hiện các thủ tục hành chính liên quan.
>>> Xem thêm: Thủ tục chuyển địa chỉ công ty khác quận
Ưu điểm của việc tạm ngừng kinh doanh so với giải thể công ty
So với việc giải thể (xóa bỏ doanh nghiệp), việc tạm ngừng kinh doanh công ty TNHH sẽ mang lại các ưu điểm vượt trội. Bao gồm:
- Vẫn không cần nộp báo cáo thuế, đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian tạm ngừng kinh doanh
- Vẫn giữ được thâm niên hoạt động của công ty.
- Có thể tái khởi động hoạt động của công ty bất cứ lúc nào doanh nghiệp muốn
- Tiết kiệm chi phí rất nhiều so với việc giải thể công ty.
>>> Có thể bạn sẽ cần: Dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh trọn gói
Quy định tạm ngừng kinh doanh mới nhất
Căn cứ điều 206 Luật doanh nghiệp số 59/2020/QH14 và điều 66 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, thì quy định tạm ngừng kinh doanh sẽ có những điểm mới như sau:
- Chỉ cần nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh trước 03 ngày làm việc, tính từ thời gian tạm ngừng (trước đây phải nộp trước 15 ngày)
- Thời hạn tạm ngừng tối đa 1 lần đăng ký là 1 năm và không giới hạn số lần tạm ngừng kinh doanh (trước đây chỉ chấp thuận đăng ký tạm ngừng kinh doanh 2 năm liên tiếp)
- Khi cần hoạt động trở lại trước thời hạn tạm ngừng, doanh nghiệp cũng chỉ cần nộp hồ sơ trước 03 ngày làm việc (trước đây phải thông báo trước 15 ngày)
Thủ tục tạm ngừng kinh doanh công ty TNHH
Ngay sau đây, Song Kim sẽ gởi đến bạn quy trình thực hiện
thủ tục tạm ngừng kinh doanh công ty TNHH. Quy trình cụ thể như sau:
- Bước 1: Soạn hồ sơ tạm ngừng kinh doanh và ký hồ sơ
- Bước 2: Nộp bộ hồ sơ tạm ngừng kinh doanh công ty TNHH tại Sở KH-DDT tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
- Bước 3: Nhận kết quả tạm ngưng kinh doanh từ Sở KH-ĐT
- Bước 4: Thực hiện các thủ tục thuế, các nghĩa vụ về hợp đồng, tài chính liên quan sau khi tạm ngừng công ty
>>> Xem thêm: Dịch vụ tạm ngừng kinh doanh trọn gói
Cách nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh công ty TNHH
Hiện tại, có 3 cách nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh công ty TNHH đó là:
- Cách 1: Nộp trực tiếp tại Phòng Đăng Ký Kinh Doanh, trực thuộc Sở KH-ĐT tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
- Cách 2: Nộp hồ sơ thông qua đường bưu chính
- Cách 3: Nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh công ty TNHH thông qua Cổng Thông Tin Quốc Gia về đăng ký doanh nghiệp. Để thực hiện nộp hồ sơ bằng cách này, yêu cầu doanh nghiệp phải có tài khoản đăng ký kinh doanh tại website https://dangkykinhdoanh.gov.vn/
Lưu ý: Hiện tại, Sở KH-ĐT thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hà Nội chỉ nhận hồ sơ tạm ngừng kinh doanh công ty TNHH theo cách 3.
Hồ sơ tạm ngừng kinh doanh công ty TNHH
Bộ hồ sơ tạm ngừng kinh doanh công ty TNHH sẽ bao gồm:
- Biên bản họp hội đồng thành viên đối với việc tạm ngừng kinh doanh (chỉ áp dụng đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên)
- Quyết định của chủ sở hữu (đối với công ty TNHH MTV); hoặc quyết định của hội đồng thành viên (đối với công ty TNHH 2TV) về việc tạm ngừng kinh doanh
- Phụ lục II-19 (ban hành kèm thông tư 01/2021/TT-BKHĐT) thông báo tạm ngừng kinh doanh
- Giấy ủy quyền cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục tạm ngừng nếu người đại diện theo pháp luật không trực tiếp thực hiện thủ tục.
Tổng kết:
Khi hoạt động kinh doanh khó khăn, không hiệu quả, việc tạm ngừng kinh doanh công ty TNHH là phương án tối ưu hơn việc giải thể công ty. Và thủ tục tạm ngừng kinh doanh công ty TNHH cũng hết sức đơn giản. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào khác về vấn đề này, liên hệ ngay
Song Kim theo hotline
0986 23 26 29 để được tư vấn và hỗ trợ