1500 doanh nghiệp rủi ro về thuế

Menu

Danh sách 1500 doanh nghiệp rủi ro về thuế [File excel]

21:09:21 17-07-2023 | Lượt xem: 38689

Doanh nghiệp rủi ro về thuế là việc các doanh nghiệp vi phạm các chính sách thuế, hóa đơn dẫn đến việc làm thất thu ngân sách nhà nước về thuế, phí, lệ phí. Để ngăn chặn việc này, cơ quan thuế và các cơ quan liên quan thường xuyên kiểm tra, rà soát để đảm bảo việc tuân thủ chính sách thuế của doanh nghiệp. Vào ngày 25/07/2023, tại các group thuế, kế toán đã “truyền tai” danh sách 1.500 doanh nghiệp rủi ro về thuế. Song Kim xin gởi đến quý doanh nghiệp danh sách chi tiết qua bài viết sau.

Các công văn liên quan đến danh sách 1500 doanh nghiệp rủi ro về thuế, hóa đơn

  • Công văn số 133/TCT-TTKT, ban hành ngày 23/11/2022
  • Công văn số 1798/TCT-TTKT, ban hành ngày 16/05/2023
  • Công văn số 2074/CQCSDT, do Công an Tỉnh Phú Thọ ban hành (*)
  • Công văn số 2408/CQDT, do Công an Tỉnh Phú Thọ ban hành (*)
  • Công văn số 1396/ANDT do Bộ Công An ban hành (*)
  • Và các công văn, văn bản khác liên quan do các cục, chi cục thuế ban hành (*)
Lưu ý: Các công văn được đánh dấu (*), chúng tôi chưa thể kiểm chứng vì lý do bảo mật khi điều tra của các đơn vị chức năng. Quý doanh nghiệp cần kiểm tra, đối chiếu với cán bộ thuế quản lý trực tiếp. Hoặc tìm thêm các công văn này để xác thực lại danh sách 1.500 doanh nghiệp có rủi ro về thuế, hóa đơn sẽ được liệt kê sau đây.
Danh sách 1500 doanh nghiệp rủi ro về thuế [File excel]

Dịch vụ mở doanh nghiệp Song Kim sẽ cố gắng tìm kiếm, bổ sung các công văn chưa được kiểm chứng nêu trên. Nếu bạn đang sở hữu các công văn liên quan đến danh sách gần 1500 doanh nghiệp rủi ro về thuế, vui lòng gởi cho chúng tôi qua zalo 0986 23 26 29 để chúng tôi có thể hoàn thiện tốt hơn bài viết này. Song Kim chân thành cảm ơn.

Danh sách 1500 doanh nghiệp rủi ro về thuế

Vì danh sách khá dài nên Song Kim sẽ không liệt kê trong nội dung bài viết này. Chúng tôi chỉ upload file excel, để quý doanh nghiệp có thể tải về và tra cứu.
Để tải file excel danh sách 1.500 doanh nghiệp rủi ro cao về thuế, vui lòng click vào icon bên dưới để tải file.
Danh sách 1500 doanh nghiệp rủi ro về thuế [File excel]

Lưu ý khi tham khảo danh sách 1500 doanh nghiệp rủi ro về hóa đơn nêu trên

  • Danh sách 1500 doanh nghiệp rủi ro về thuế nêu trên đã bao gồm danh sách 524 doanh nghiệp rủi ro về thuế, ban hành kèm theo công văn 1798/TCT-TTKT, do Tổng Cục Thuế ban hành ngày 16/05/2023
  • File excel danh sác 1.500 doanh nghiệp rủi ro về thuế được đính kèm bên trên có sự trùng lặp. Vì tính toàn vẹn của danh sách, chúng tôi đã giữ nguyên file. Bạn có thể dùng công cụ lọc trùng của excel để làm gọn danh sách.
  • Ngoài 2 công văn số 133/TCT-TTKT, Công văn số 1798/TCT-TTKT đã được kiểm chứng (có file gốc). Co lẽ vì lý do bảo mật khi điều tra, các công văn do công an ban hành vẫn chưa có file gốc. Vui lòng kiểm chứng trước khi sử dụng để tránh gây ảnh hưởng đến các doanh nghiệp đang kinh doanh, hoạt động bình thường (nếu có).
>>> Xem thêm: Danh sách 524 doanh nghiệp rủi ro về thuế theo công văn 1798/TCT-TTKT

Cách xử lý khi có hóa đơn do 1500 doanh nghiệp rủi ro cao về thuế phát hành

Không phải tất cả hóa đơn đầu vào do 1500 doanh nghiệp rủi ro cao về thuế phát hành đều là bất hợp pháp. Vì trong danh sách này, có những công ty đã từng hoạt động, xuất hóa đơn, đóng thuế đúng luật. Nhưng có thể do tình hình khó khăn, đã bỏ địa chỉ kinh doanh, giải thể không đúng luật. Chính vì thế, có 2 cách xử lý khi doanh nghiệp có hóa đơn mua vào của 1.500 doanh nghiệp rủi ro về hóa đơn. Dịch vụ bổ sung ngành nghề kinh doanh Song Kim mời bạn cùng tham khảo 2 trường hợp cụ thể về vấn đề này, chi tiết như sau:

Trường hợp 1: việc mua hàng, sử dụng dịch vụ là thật

Hiểu đơn giản, doanh nghiệp có phát sinh việc mua hàng sử dụng dịch vụ trước khi các doanh nghiệp (trong danh sách 1.500 doanh nghiệp có rủi ro về hóa đơn) này bỏ địa chỉ kinh doanh, không hoạt động tại trụ sở. Khi đó, doanh nghiệp tiến hành chuẩn bị các hồ sơ tài liệu sau đây.
  • Công văn giải trình, bổ sung hồ sơ tài liệu về việc mua hàng hóa, dịch vụ
  • Hợp đồng kinh tế đã ký kết
  • Biên bản thanh lý hợp đồng
  • Chứng từ thanh toán (phiếu chi hoặc chứng từ thanh toán qua ngân hàng)
  • Phiếu giao hàng, phiếu xuất kho của bên bán
  • Phiếu nhập kho của doanh nghiệp

>>> Có thể bạn sẽ cần: Công văn giải trình, bổ sung tài liệu chứng minh việc mua hàng

Trường hợp 2: Không phát sinh việc mua hàng hóa, dịch vụ (sử dụng hóa đơn bất hợp pháp)

Doanh nghiệp tiến hành xuất toán các hóa đơn đã mua (hóa đơn bất hợp pháp). Và tiến hành thực hiện các công việc cụ thể sau đây:
  • Soạn và nộp công văn về việc tự loại hóa đơn rủi ro
  • Điều chỉnh báo cáo thuế GTGT đã nộp. Nộp tiền thuế GTGT và tiền phạt chậm nộp tiền thuế GTGT (nếu có)
  • Điều chỉnh sổ sách kế toán. Làm và nộp lại báo cáo tài chính, quyết toán thuế TNDN. Nộp tiền thuế TNDN và tiền phạt chậm nộp thuế TNDN (nếu có)

>>> Có thể bạn sẽ cần: Công văn về việc tự loại hóa đơn rủi ro

Trên đây là danh sách 1500 doanh nghiệp rủi ro cao về thuế, hóa đơn mới nhất. Doanh nghiệp có thể thực hiện việc giải trình (chứng minh) việc mua bán hàng hóa, dịch vụ là thật bằng hướng dẫn nêu trên. Hoặc nếu hóa đơn đó là bất hợp pháp, doanh nghiệp nên chủ động xuất toán (loại) các hóa đơn này, làm lại sổ sách kế toán, báo cáo thuế liên quan theo quy định của pháp luật.
Nếu doanh nghiệp vẫn còn thắc mắc, vui lòng liên hệ ngay với dịch vụ thay đổi GPKD Song Kim để được tư vấn và hỗ trợ.
Zalo
X