giấy phép kinh doanh

Menu

Giấy phép kinh doanh là gì? Hãy hiểu đúng về GPKD

17:33:04 12-09-2020 | Lượt xem: 16173

Giấy phép kinh doanh là một loại giấy tờ được cấp phép đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, theo quy định của pháp luật. Giấy phép kinh doanh là loại giấy phép được cấp sau khi có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Hiện nay, đa số mọi người điều hiểu lầm hoặc gọi sai, khi đánh đồng giấy chứng nhận doanh nghiệp là giấy phép kinh doanh. Hôm nay, Song Kim sẽ cùng các bạn tìm hiểu chi tiết về GPKD. Hy vọng qua bài viết này, sẽ giúp các bạn phân biệt rõ sự khác nhau giữ giấy phép kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Sự khác nhau giữa giấy phép kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Giấy phép kinh doanh là gì? Hãy hiểu đúng về GPKD
Sau đây, Song Kim mời các bạn xem qua bản so sánh về sự khác nhau giữa GPKD và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
GIỐNG NHAU
Là 1 loại giấy tờ chứng nhận doanh nghiệp sẽ được hoạt động, kinh doanh 1 hoặc 1 nhóm ngành cụ thể
  KHÁC NHAU
  GIẤY CHỨNG NHẬN
ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP
GIẤY PHÉP KINH DOANH
Căn cứ pháp lý Luật doanh nghiệp 2020 và các quy định pháp luật liên quan Tùy thuộc vào ngành nghề có điều kiện, sẽ có quy định pháp luật riêng
Cơ quan cấp Sở kế hoạch đầu tư Cơ quan cấp phép liên quan
Thời gian thực hiện Được hiện đầu tiên, là giấy tờ “khai sinh” của doanh nghiệp Được cấp sau khi có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Ngành nghề Doanh nghiệp được đăng ký tất cả các ngành nghề kinh doanh pháp luật không cấm Chỉ quy định với 1 số ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định
Thời gian cấp phép 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ Tùy thuộc vào từng ngành nghề kinh doanh, thời gian sẽ khác nhau
Thời gian duy trì Tùy thuộc vào thời gian doanh nghiệp đã quy định tại điều lệ công ty Tùy thuộc vào từng ngành nghề kinh doanh có điều kiện, thời gian của GPKD sẽ khác nhau
Như đã thấy, giấy phép kinh doanh là loại giấy phép “con”, được cấp sau khi có giấy chứng nhận doanh nghiệp nếu doanh nghiệp có nhu cầu kinh doanh các ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Vậy, đối tượng nào cần có giấy phép kinh doanh?

>>> Có thể bạn quan tâm: Thủ tục đăng ký thành lập công ty

Đối tượng nào cần có giấy phép kinh doanh

Hiểu 1 cách đơn giản, khi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, thì doanh nghiệp phải xin giấy phép kinh doanh để có thể hoạt động đúng luật. Nhưng trước tiên, trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cần có ngành nghề kinh doanh cần xin giấy phép.

>>> Xem thêm: Danh sách ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh

Tùy thuộc vào từng ngành nghề kinh doanh có điều kiện, điều kiện cấp giấy phép kinh doanh sẽ khác nhau. Sau đây, Song Kim gởi đến các bạn một số điều kiện cấp giấy phép kinh doanh ở các ngành nghề kinh doanh thường gặp

Điều kiện cấp giấy phép đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

Giấy phép kinh doanh là gì? Hãy hiểu đúng về GPKD
 
Đây là loại giấy phép kinh doanh thường gặp nhất khi công ty bạn có sản xuất thực phẩm hoặc kinh doanh nhà hàng, quán ăn. Hãy cùng dịch vụ mở công ty Song Kim tìm hiểu về loại GPKD này nhé!
Cơ quan cấp: Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm.
Điều kiện cấp phép:
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: có ngành nghề sản xuất thực phẩm hoặc kinh doanh nhà hàng, quán ăn

Thành phần hồ sơ cấp giấy phép đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

  • Giấy đề nghị chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (Mẫu được quy định tại nghị định 67/2016/NĐ-CP)

  • Bản sao y, công chứng của giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh sản xuất thực phẩm hoặc kinh doanh nhà hàng, quán ăn.

  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, công cụ dụng cụ sản xuất,...đảm bảo tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm

  • Giấy khám sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất

  • Danh sách các người trực tiếp sản xuất thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống đã được tập huấn về vệ sinh an toàn thực phẩm.

>>> Có thể bạn quan tâm: dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại Cần Thơ

Điều kiện làm giấy phép kinh doanh du lịch lữ hành nội địa

Giấy phép kinh doanh là gì? Hãy hiểu đúng về GPKD
 
Cơ quan cấp: Sở Văn Hóa Thể Thao Du Lịch tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở
Điều kiện cấp phép:
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: có ngành nghề kinh doanh du lịch lữ hành
  • Có ký quỹ ngân hàng: 20.000.000 đồng
  • Người phụ trách công ty phải có có bằng tốt nghiệp trung cấp ngành du lịch lữ hành hoặc chứng chỉ nghiệp vụ lữ hành (nếu có bằng trung cấp trở lên với ngành nghề khác)

Thành phần hồ sơ cấp giấy phép kinh doanh du lịch lữ hành nội địa

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa (Mẫu số 04, thuộc Phụ lục II, ban hành kèm theo Thông tư số 06/2017/TT-BVHTTDL)
  • Bản sao y, công chứng của giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
  • Giấy chứng nhận ký quỹ
  • Bản sao hợp đồng lao động, biên bản bổ nhiệm của công ty đối với người phụ trách mảng lữ hành của doanh nghiệp.
  • Bản sao có chứng thực bằng tốt nghiệp, bản sao chứng chỉ nghiệp vụ lữ hành

>>> Có thể bạn quan tâm: mã số thuế công ty là gì?

Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh công cụ hỗ trợ

Cơ quan cấp: Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội - Bộ Công an
Điều kiện cấp phép:
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: có ngành nghề kinh doanh công cụ hỗ trợ
  • Phải bảo đảm điều kiện về phòng cháy và chữa cháy, an ninh, trật tự;
  • Có kho, phương tiện vận chuyển, thiết bị, dụng cụ phục vụ kinh doanh phù hợp;
  • Người quản lý, người phục vụ có trình độ chuyên môn phù hợp và được huấn luyện về quản lý công cụ hỗ trợ, phòng cháy và chữa cháy;
  • Chỉ được kinh doanh công cụ hỗ trợ bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và theo Giấy phép kinh doanh công cụ hỗ trợ.”

Thành phần hồ sơ cấp giấy phép kinh doanh công cụ hỗ trợ

  • Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh công cụ hỗ trợ
  • Bản sao có công chứng giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
  • Bản sao hoặc tài liệu chứng minh đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy
  • Danh sách người quản lý, người phục vụ liên quan đến việc kinh doanh công cụ hỗ trợ
  • Hồ sơ cá nhân của đại diện pháp luật của công ty
  • Giấy giới thiệu của người trực tiếp liên hệ xin cấp giấy phép kinh doanh công cụ hỗ trợ

>>> Có thể bạn quan tâm: Mã ngành nghề kinh doanh có điều kiện kèm theo khi đăng ký kinh doanh tại TPHCM

Trên đây là những nội dung cơ bản về giấy phép kinh doanh. Hy vọng qua bài viết này các bạn đã hiểu đúng và phân biệt được sự khác nhau giữa giấy phép kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Zalo
X