giấy đăng ký kinh doanh

Menu

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp – Đôi điều cần biết

15:17:01 28-03-2022 | Lượt xem: 8506

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là 1 loại giấy tờ pháp lý rất quan trọng. Bạn đã hiểu gì về giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp? Mời bạn cùng Song Kim tìm hiêu chi tiết qua bài viết sau.
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp – Đôi điều cần biết

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là gì?

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là loại giấy tờ được Sở Kế Hoạch Đầu Tư Tỉnh/Thành phố nơi công ty đặt trụ sở cấp. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được xem như “giấy khai sinh” để chứng nhận sự ra đời của 1 doanh nghiệp, được hoạt động hoàn toàn đúng luật theo Luật Doanh Nghiệp 2020.
Ngoài tên gọi như trên, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thường còn được gọi với các tên ngắn gọn như sau: giấy phép đăng ký kinh doanh, giấy đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy đăng ký doanh nghiệp.

Một số lưu ý về giấy phép đăng ký kinh doanh

  • Mã số doanh nghiệp là duy nhất, chỉ được cấp cho 1 doanh nghiệp. Cho dù doanh nghiệp đó đã giải thể, phá sản,…(Căn cứ khoản 1, điều 29 Luật Doanh Nghiệp 2020)
  • Từ năm 2018, ngành nghề kinh doanh sẽ không cập nhật trên giấy phép đăng ký kinh doanh. Nếu bạn cần tra cứu ngành nghề, hãy sử dụng công cụ tra cứu mã số doanh nghiệp tại cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của các loại hình doanh nghiệp khác nhau sẽ có các đề mục khác nhau do đã được quy định tại Luật Doanh Nghiệp 2020
  • Mã số doanh nghiệp được ghi trên giấy phép đăng ký kinh doanh cũng chính là mã số thuế của doanh nghiệp (Căn cứ 8 Nghị định 78/2015/NĐ-CP)
  • Mỗi tỉnh/thành phố sẽ có 1 đầu số doanh nghiệp riêng, là  2 chữ số đầu tiên trong chuỗi ký từ bao gồm 10 số.

>>> Xem thêm: Danh sách mã số thuế các tỉnh

Nội dung giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Như đã trình bày ở trên, giấy đăng ký doanh nghiệp của từng loại hình doanh nghiệp khác nhau sẽ có 1 số điểm khác nhau. Nhưng cơ bản, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sẽ bao gồm các thông tin sau:
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp – Đôi điều cần biết
 
  • Mục số 1: thể hiện cơ quan đăng ký và cấp giấy phép kinh doanh của công ty
Theo hình ảnh, đơn vị cấp GPKD của Song Kim là phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế Hoạch Đầu Tư Thành phố Hồ Chí Minh. Nếu bạn đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Đồng Nai thì cơ quan cấp phép sẽ là: Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế Hoạch Đầu Tư Tình Đồng Nai….
  • Mục số 2: thể hiện loại hình công ty
Hiện tại, có 4 loại hình công ty phổ biến, thường được mọi người đăng ký thành lập. Trong trường hợp cụ thể của Song Kim, công ty chúng tôi có loại hình là Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên.
  • Mục số 3: thể hiện mã số doanh nghiệp
Mã số doanh nghiệp là 1 dãy số gồm 10 số và 2 số đầu tiên thể hiện nơi cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Ví dụ: mã 03xxx: công ty đăng ký kinh doanh tại Tp.Hồ Chí Minh, mã 01xxx: công ty đăng ký kinh doanh tại Hà Nội,…
  • Mục số 4: thể hiện ngày cấp giấy chứng nhận kinh doanh lần đầu và các lần thay đổi GPKD
Khi cầm trên tay một giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, khi nhìn đến mục số 4 (như hình), bạn sẽ biết được ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu. Nếu trong quá trình hoạt động, công ty có sự thay đổi về nội dung đăng ký kinh doanh, Sở Kế Hoạch Đầu Tư sẽ thêm 1 dòng để thể hiện số lần thay đổi nội dung đăng ký giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp và ngày thay đổi gần nhất.

>>> Có thể bạn quan tâm: hồ sơ và thủ tục thành lập doanh nghiệp năm 2023

  • Mục số 5: thể hiện tên doanh nghiệp
Tại mục tên công ty, tên tiếng Việt là nội dung bắt buộc phải có. 2 nội dung tên công ty bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt là không bắt buộc. Nên có rất nhiều GPKD không thể hiện 2 nội dung này.
  • Mục số 6, 7, 8: thể hiện địa chỉ trụ sở chính của công ty và các thông tin liên lạc liên quan
Địa chỉ công ty là nơi công ty đặt trụ sở chính. Theo Luật Doanh Nghiệp 2014, doanh nghiệp được tự chủ về nơi đặt địa chỉ trụ sở chính nhưng không được đặt trụ sở tại chung cư dùng đề ở. Ngoài ra, còn có các thông tin như: số điện thoại, số fax, email hay địa chỉ website của doanh nghiệp.
  • Mục số 9: vốn điều lệ của doanh nghiệp
Doanh nghiệp sẽ tự quyết định về số vốn đăng ký và sẽ chịu trách nhiệm hữu hạn trên số vốn đăng ký (công ty TNHH, Công ty cổ phần, công ty hợp danh). Mục số 9 này sẽ cho bạn biết số vốn điều lệ mà công ty đang đăng ký.

>>> Có thể bạn quan tâm: Cách đóng dấu văn bản đúng chuẩn

  • Mục số 10: thể hiện danh sách thành viên góp vốn hoặc chủ sở hữu của doanh nghiệp
Đối với mỗi loại hình khác nhau, việc thể hiện thông tin tại mục này cũng khác nhau.
  • Đối với công ty TNHH MTV: sẽ thể hiện thông tin chủ sở hữu của công ty
  • Đối với công ty TNHH 2 TV trở lên: sẽ thể hiện thông tin các thành viên góp vốn bao gồm: tên họ, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, phần góp vốn, tỷ lệ % góp vốn
  • Đối với công ty Cổ Phần: sẽ không có mục này
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp – Đôi điều cần biết
 
  • Mục số 11: thể hiện thông tin chi tiết của đại diện pháp luật công ty
Mục thông tin đại diện pháp luật sẽ thể hiện đầy đủ nội dung của người đại diện pháp luật của của công ty. Bao gồm: tên họ, ngày tháng năm sinh, số và ngày cấp chứng minh nhân dân/căn cước công dân/hộ chiếu, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú và chỗ ở hiện tại của đại diện pháp luật của doanh nghiệp.
Lưu ý: người đại diện pháp luật của doanh nghiệp không bắt buộc phải là chủ sở hữu/thành viên góp vốn/cổ đông của công ty.
Nếu bạn có nhu cầu xin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, liên hệ ngay với Song Kim để được phục vụ, chi phí trọn gói chỉ từ 990.000 đồng
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp – Đôi điều cần biết
 

Thay đổi giấy đăng ký kinh doanh có dễ không?

Đây là câu hỏi mà chúng tôi thường gặp trong hơn 09 năm cung cấp dịch vụ của mình. Vì thời điểm ban đầu, việc đăng ký đăng ký giấy phép kinh doanh chỉ dựa vào tình hình kinh doanh thực tế của doanh nghiệp. Sau 1 thời gian hoạt động, công ty chắc chắn sẽ có những thay đổi như mở rộng ngành nghề, tăng vốn điều lệ,… để mở rộng việc kinh doanh. Và câu trả lời là việc thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là rất dễ dàng, bạn có thể thay đổi bất cứ thông tin nào trên GPKD mà bạn muốn.
Sau đây, Song Kim xin gởi đến các bạn 1 số câu hỏi liên quan đến giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thường gặp.

Một số câu hỏi liên quan đến giấy đăng ký kinh doanh mà bạn nên biết

Hỏi: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của công ty là do cơ quan nào cấp?

Đáp: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sẽ do Phòng Đăng Ký Kinh Doanh – Sở Kế Hoạch Đầu Tư Tỉnh/Thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở cấp

Hỏi: Tại sao trên giấy đăng ký doanh nghiệp của công ty tôi không có ghi ngành nghề kinh doanh?

Đáp: Từ năm 2015, kể từ thời điểm Luật Doanh Nghiệp 2014 có hiệu lực, ngành nghề kinh doanh sẽ không được cập nhật trên giấy phép đăng ký kinh doanh. Bạn có thể tra cứu ngành nghề kinh doanh của công ty tại Cổng Thông Tin Quốc Gia Về Đăng Ký Doanh Nghiệp.

>>> Xem thêm: Cách tra cứu ngành nghề kinh doanh bằng mã số thuế

Hỏi: Sau khi thành lập công ty, tôi muốn thay đổi nội dung giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được không?

Đáp: ĐƯỢC. Việc thay đổi nội dung giấy phép đăng ký doanh nghiệp là quyền của doanh nghiệp. Bạn có thể thay đổi bất cứ lúc nào bạn muốn.

Hỏi: Mã số doanh nghiệp được cấp trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có phải là mã số thuế của công ty tôi không?

Đáp: ĐÚNG. Từ năm 2015, mã số doanh nghiệp được cấp trên giấy đăng ký kinh doanh cũng chính là mã số thuế của doanh nghiệp.

Trên đây là bài viết giải thích những yếu tố cấu thành nên một GPKD của hoàn chỉnh. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về nội dung trên giấy phép kinh doanh, hãy liên hệ ngay với Song Kim để được giải đáp.
Zalo
X