Hạn mức là gì

Menu

Hạn mức là gì? Phân loại hạn mức và điều kiện cấp hạn mức

09:50:27 08-12-2022 | Lượt xem: 14959

Khi sử dụng dịch vụ tín dụng của ngân hàng/công ty tài chính, bạn cần phải nắm được khái niệm hạn mức tín dụng, hạn mức khả dụng, hạn mức thẻ tín dụng. Để tìm hiểu định nghĩa hạn mức là gì, phân loại hạn mức, điều kiện cấp hạn mức và thủ tục yêu cầu tăng hạn mức, chúng ta hãy cùng tìm hiểu thông tin được tổng hợp trong bài viết dưới đây. 

Hạn mức là gì? 

Hạn mức là gì? Phân loại hạn mức và điều kiện cấp hạn mức

Hạn mức là thuật ngữ được sử dụng nhiều trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Hạn mức là một cột mốc được quy định và không thể vượt qua. Khi được ngân hàng cấp cho hạn mức thì khách hàng chỉ được phép chi tiêu tối đa trong số tiền đó. 

Hạn mức tín dụng là gì? 

Định nghĩa hạn mức tín dụng

Hạn mức tín dụng là số tiền tối đa mà ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng có thể cấp cho khách hàng vay. Hạn mức sẽ được xét duyệt dựa theo lịch sử tín dụng của khách hàng, giá trị tài sản đảm bảo, mức thu nhập bình quân hàng tháng của khách hàng. 
Hạn mức tín dụng được áp dụng trong 2 trường hợp:
  • Hạn mức tín dụng do pháp luật quy định. Khách hàng được tổ chức tín dụng cho vay trong giới hạn nhất định mà nhà nước đặt ra để đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng.
  • Hạn mức tín dụng do khách hàng và tổ chức tín dụng thỏa thuận, được cấp theo từng kỳ hạn, duy trì trong 1 thời gian và tuân thủ theo quy định của pháp luật. 
Ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng quyết  định cấp hạn mức tín dụng dựa vào các yếu tố:
  • Khách hàng nhận lương trung bình bao nhiêu/tháng. lương chuyển khoản hay tiền mặt. 
  • Giá trị tài sản đảm bảo ( sổ tiết kiệm, bất động sản, ô tô..) 
  • Số lượng và thời gian giao dịch của khách hàng tại hệ thống ngân hàng mở thẻ.
  • Hạn mức tín dụng đã được ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác phê duyệt. 
  • Hạn mức còn lại của những khoản vay thế chấp hoặc tín chấp được ngân hàng duyệt. 

>>> Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ thành lập công ty tại TPHCM

Phân loại hạn mức tín dụng

Có 2 loại hạn mức tín dụng là:
  • Hạn mức tín dụng cuối kỳ: số tiền cho vay tối đa trong ngày cuối cùng của kỳ hạn vay. Đây chính là hạn mức được vay mà dư nợ thực tế không được vượt quá.
  • Hạn mức tín dụng trung kỳ: số tiền bổ sung cho hạn mức cuối kỳ được áp dụng khi các đơn vị vay vốn có hoạt động kinh doanh không đều đặn, nhu cầu vay vốn cao hơn hạn mức tín dụng cuối kỳ. Số tiền này phải được thanh toán ngay trong kỳ, đảm bảo số dư nợ thực tế trong kỳ hạn vay bằng hạn mức cuối kỳ. 

Điều kiện cấp hạn mức tín dụng

Ngay sau đây, Song Kim xin gởi đến các bạn điều kiện cấp hạn mức tín dụng. Việc cấp hạn mức tín dụng đã được ngân hàng nhà nước quy định cụ thể như sau;
  • Những doanh nghiệp được cấp tín dụng phải có thời gian hoạt động liên tục trên 1 năm tính từ khi đăng ký kinh doanh hoặc phải có xác nhận thời gian kinh doanh thực tế từ địa phương cư trú. 
  • Có phương án kinh doanh rõ ràng, khả thi, có năng lực thanh toán nợ đúng hạn. Ngành nghề đăng ký kinh doanh phù hợp với mục đích vay vốn. 
  • Có tài sản đảm bảo giá trị. 
  • Lịch sử tín dụng tốt, không dính nợ xấu/ nợ chú ý tại tất cả ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng trên toàn quốc. 

Hạn mức thẻ là gì? 

Hạn mức là gì? Phân loại hạn mức và điều kiện cấp hạn mức
 

Hạn mức thẻ tín dụng

Hạn mức thẻ tín dụng là số tiền tối đa mà bạn có thể sử dụng để quẹt thẻ thanh toán. Hạn mức thẻ do ngân hàng cấp, bạn có thể chi tiêu trước, hoàn tiền sau và không mất lãi trong 45 ngày. Nếu tiêu vượt hạn mức thẻ thì bạn sẽ phải trả thêm phí. Nếu đến ngày thanh toán dư nợ mà bạn không thể thanh toán hết thì bạn sẽ phải thanh toán số tiền tối thiểu và trả lãi cùng phí phạt chậm thanh toán khá cao.
Hạn mức thẻ tín dụng sẽ do ngân hàng xem xét từ hồ sơ khách hàng như tài sản đảm bảo, thu nhập bình quân, lịch sử tín dụng, mục đích sử dụng thẻ… Hạn mức có thể từ vài chục triệu đến hàng tỷ đồng. Bạn có thể sử dụng 100% hạn mức thẻ tín dụng để thanh toán chi tiêu mua sắm. Tuy nhiên, bạn chỉ nên chi tiêu trong giới hạn tài chính có thể của bản thân và không quá 80% hạn mức để duy trì điểm uy tín sử dụng thẻ.  Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng thẻ tín dụng để rút tiền mặt với số tiền khoản 50% hạn mức. Bạn sẽ mất thêm phí rút tiền mặt khoảng 4% số tiền rút. 

>>> Có thể bạn quan tâm: dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh tại TPHCM

Tăng hạn mức thẻ tín dụng như thế nào?

Ngân hàng cũng xem xét tăng hạn mức thẻ tín dụng tự động hoặc khi khách hàng có yêu cầu khi bạn đã sử dụng thẻ trên 6 tháng hoặc trên 1 năm. Để được duyệt tăng hạn mức, bạn cần thanh toán dư nợ thẻ đúng hạn, sử dụng thẻ thường xuyên trong một thời gian dài nhất định. Thủ tục yêu cầu tăng hạn mức thẻ tín dụng khách hàng cần chuẩn bị các giấy tờ chứng minh thu nhập (hợp đồng lao động mới nhất, sao kê lương) và đơn yêu cầu tăng hạn mức theo form của ngân hàng. 

Hạn mức khả dụng là gì? 

Hạn mức là gì? Phân loại hạn mức và điều kiện cấp hạn mức

Hạn mức khả dụng là số tiền còn lại trong thẻ tín dụng mà bạn có thể tiếp tục sử dụng để chi tiêu. Hay nói cách khác, hạn mức khả dụng của thẻ tín dụng là số tiền trong thẻ mà bạn chưa chi tiêu. Ví dụ, nếu bạn được cấp thẻ tín dụng hạn mức 100 triệu, đã chi tiêu 25 triệu thì hạn mức khả dụng của thẻ là 75 triệu. Khi bạn thanh toán hết dư nợ thẻ tín dụng thẻ hạn mức khả dụng sẽ quay về hạn mức ban đầu ( trong ví dụ sẽ là 100 triệu). 
Bạn có thể kiểm tra hạn mức khả dụng của thẻ qua ứng dụng Mobile Banking, qua sao kê thẻ định kỳ từ ngân hàng, qua hotline chăm sóc khách hàng hoặc kiểm tra trực tiếp tại chi nhánh/ phòng giao dịch của ngân hàng. 
Tổng kết 
Qua những thông tin trên, hy vọng các bạn đã hiểu được định nghĩa hạn mức tín dụng, hạn mức khả dụng để sử dụng thẻ thanh toán linh hoạt. Thu nhập cao hoặc tài sản đảm bảo có giá trị và CIC không nợ xấu sẽ được duyệt hạn mức cao. Hãy giữ lịch sử tín dụng tốt, thanh toán đúng hạn, sử dụng thẻ thường xuyên để được ngân hàng xét duyệt tăng hạn mức thẻ tín dụng.
>>> Bài viết cùng chuyên mục: Vay ngắn hạn là gì?
Zalo
X