Từ ngày 01/07/2022, việc áp dụng hóa đơn điện tử theo thông tư 78 đã được áp dụng trên toàn quốc. Hóa đơn điện tử có 2 loại là hóa đơn có mã của cơ quan thuế và hóa đơn không có mã. Theo quy định, đa số doanh nghiệp sẽ sử dụng hóa đơn có mã của cơ quan thuế (trừ các ngành nghề đặc thù như viễn thông, xăng dầu,… sử dụng hóa đơn không có mã nhưng phải truyền dữ liệu về cơ quan thuế để cơ quan thuế quản lý). Với việc áp dụng hóa đơn theo thông tư 78, thì
hóa đơn điện tử có xuất lùi ngày được không là vấn đề đang được nhiều kế toán lẫn chủ doanh nghiệp quan tâm. Hôm nay, bạn hãy cùng Song Kim tìm hiểu vấn đề này, bạn nhé!
Quy trình lập hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế
Quy trình lập hóa đơn có mã của cơ quan thuế được hiểu đơn giản như sau:
Người bán lập hóa đơn ghi nhận doanh thu cung cấp hàng hóa/dịch vụ => Ký số hóa đơn => Hóa đơn sẽ được gởi đến cơ quan thuế => Cơ quan thuế cấp mã hóa đơn => Người bán hàng sẽ dùng hóa đơn có mã gởi đến khách hàng.
Vậy việc xuất hóa đơn có mã của cơ quan thuế (loại hóa đơn được sử dụng phổ biến hơn) thì xuất lùi ngày có bị phạt không?
>>> Bài viết cùng chuyên mục: Cách xử lý khi hóa đơn điện tử có mã bị lỗi
Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế có được xuất lùi ngày không?
Việc xuất lùi ngày hóa đơn điện tử sẽ có 2 trường hợp:
- Trường hợp 1: Ngày lập hóa đơn khác ngày ký hóa đơn (Ví dụ hóa đơn lập ngày 05/07/2022 nhưng đến 09/07/2022 mới ký số)
- Trường hợp 2: Người bán hàng cố tình chỉnh lại ngày trên hệ thống máy tính về các ngày trong quá khứ (lùi ngày) trước khi ký số hóa đơn. Nhưng thật sự, ngày ký hóa đơn (đã chỉnh lùi ngày) chỉ thể hiện được trên file PDF. Còn file XML (file gốc) thì ngày ký vẫn là ngày hiện tại. Cho dù bạn có chỉnh lùi ngày xuất hóa đơn bằng bất cứ cách nào.
Căn cứ vào quy định hiện hành về hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế, thì việc ngày lập khác với ngày ký hóa đơn, đã được quy định cụ thể tại khoản 9 điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
“9. Thời điểm ký số trên hóa đơn điện tử là thời điểm người bán, người mua sử dụng chữ ký số để ký trên hóa đơn điện tử được hiển thị theo định dạng ngày, tháng, năm của năm dương lịch. Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có thời điểm ký số trên hóa đơn khác thời điểm lập hóa đơn thì thời điểm khai thuế là thời điểm lập hóa đơn.”
Kết luận: việc
ngày lập hóa đơn khác ngày ký hóa đơn vẫn được pháp luật cho phép. Khi đó, bên bán sẽ kê khai thuế vào ngày lập hóa đơn. Bên mua sẽ kê khai thuế vào ngày ký số hóa đơn. Bạn sẽ
KHÔNG BỊ PHẠT khi xuất lùi ngày hóa đơn điện tử.
NHƯNG bạn sẽ
vi phạm về hành vi lập hóa đơn không đứng thời điểm, vì căn cứ vào điều 24 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, quy định về việc xử phạt hành vi vi phạm quy định về lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ.
>>> Xem thêm:
Mức xử phạt khi xuất hóa đơn không đừng thời điểm
“Điều 24. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ
1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ;
…..
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
4. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lập hóa đơn không đúng thời điểm theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1, khoản 3 Điều này;
6. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc lập hóa đơn theo quy định đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 4, khoản 5 Điều này khi người mua có yêu cầu.”
Kết luận: mặc dù
không bị phạt về hành vi xuất lùi ngày hóa đơn điện tử nhưng chắc chắn bạn sẽ bị
xử phạt về hành vi xuất hóa đơn không đúng thời điểm. Mức phạt có thể lên đến 8.000.000 đồng nếu làm ảnh hưởng đến số tiền thuế phải nộp trong kỳ.
Đến đây, chắc hẳn bạn đã trả lời được câu hỏi hóa đơn điện tử xuất lùi ngày được không rồi, đúng không? Chắc chắn bạn sẽ bị xử phạt khi xuất lùi ngày hóa đơn điện tử có mã xác thực của cơ quan thuế. Vậy, xuất lùi ngày hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế có bị phạt không? Mời bạn cùng
Song Kim tiếp tục tìm hiểu qua nội dung sau đây.
Quy trình lập hóa đơn không có mã xác thực
Người bán hàng lập hóa đơn => Ký số hóa đơn => Gởi hóa đơn cho khách hàng =>
Cuối ngày, lập danh sách các hóa đơn đã xuất gởi đến cơ quan thuế (chuyển dữ liệu thông qua cổng thông tin hóa đơn điện tử tại địa chỉ:
https://hoadondientu.gdt.gov.vn hoặc qua các tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử).
Với quy trình như trên, thì việc xuất hóa đơn điện tử lùi ngày có đúng luật không?
Hóa đơn điện tử không có mã xuất lùi ngày có được không?
Đối với việc xuất lùi ngày hóa đơn điện tử không có mã xác thực, đa số các trường hợp sẽ vi phạm về hành vi chậm chuyển dữ liệu đến cơ quan thuế. Mời bạn cùng
dịch vụ thay đổi GPKD Song Kim tìm hiểu Điều 6 Thông tư số 78/2021/TT-BTC về quy định truyền dữ liệu đối với hóa đơn điện tử không có mã xác thực, chi tiết như sau:
“Điều 6. Áp dụng hóa đơn điện tử đối với một số trường hợp khác
1. Chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử không có mã đã lập đến cơ quan thuế đối với trường hợp quy định tại điểm a.2 khoản 3 Điều 22 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP thực hiện như sau: Người bán sau khi lập đầy đủ các nội dung hóa đơn gửi hóa đơn điện tử cho người mua và đồng thời gửi hóa đơn điện tử cho cơ quan thuế, chậm nhất là trong cùng ngày gửi cho người mua.”
Kết luận: khi doanh nghiệp của bạn áp dụng loại hóa đơn không có mã của cơ quan thuế, việc truyền dữ liệu cho cơ quan thuế phải được thực hiện trong cùng 1 ngày (trừ các ngành như bưu chính viễn thông, bảo hiểm, tài chính ngân hàng, vận tải hàng không, chứng khoán, điện, nước sạch,… có quy định riêng). Nếu việc chuyển dữ liệu về hóa đơn điện tử không có mã bị chậm (chuyển dữ liệu trễ hạn) sẽ bị phạt về hành vi chậm chuyển dữ liệu cho cơ quan thuế.
Mức phạt về việc chậm chuyển dữ liệu hóa Đơn điện tử
Căn cứ điều 30 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, việc chậm truyền dữ liệu tổng hợp về hóa đơn điện tử không có mã sẽ có các mức xử phạt như sau:
Điều 30. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử cho cơ quan thuế quá thời hạn từ 01 đến 05 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế quá thời hạn từ 06 đến 10 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định;
b) Chuyển bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử không đầy đủ số lượng hóa đơn đã lập trong kỳ.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế quá thời hạn từ 11 ngày làm việc trở lên, kể từ ngày hết thời hạn theo quy định;
b) Không chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử cho cơ quan thuế theo thời hạn quy định.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều này.
Lời kết: Từ thời điểm Nghị định 123/2020/NĐ-CP và thông tư 78/2021/TT-BTC có hiệu lực (01/07/2022), cơ quan thuế sẽ kiểm tra được tất cả vấn đề về hóa đơn xuất bán hàng của doanh nghiệp như: ngày lập, ngày ký điện tử, các nội dung khác trên hóa đơn,… Chính vì thế, việc xuất lùi ngày hóa đơn điện tử là điều không nên thực hiện. Hãy cân nhắn thật kỹ trước khi thực hiện nghiệp vụ xuất hóa đơn như ngày lập hóa đơn khác ngày ký, xuất lùi ngày hóa đơn các bạn nhé!
Dịch vụ thành lập công ty Song Kim chúc các bạn hoàn thành tốt công việc!