Mã ngành nghề chăn nuôi và sản xuất con giống

Menu

Mã ngành chăn nuôi và sản xuất con giống

17:57:12 14-09-2021 | Lượt xem: 5212

Hỏi: Chào luật sư,
Tôi đang ở Đắk Lắk và tôi đang có dự định xin giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về ngành nghề chăn nuôi. Tôi phải đăng ký kinh doanh vì còn phải xuất hóa đơn cho các công ty mà tôi đang hợp tác. Vậy tôi phải đăng ký mã ngành nghề kinh doanh nào? Nhờ văn phòng luật sư Song Kim tư vấn giúp!
Hoàng Nhân – Đắk Lắk
Đáp: Chào anh Nhân,
Cảm ơn anh đã gởi câu hỏi đến bộ phận tư vấn của Song Kim. Đối với nhóm ngành chăn nuôi, đây là 1 nhóm ngành rộng có đến 7 ngành nghề con. Do không nắm rõ anh định chăn nuôi gì nên chúng tôi gởi đến anh bài viết liệt kê mã ngành nghề chăn nuôi. Anh căn cứ vào việc anh sẽ chăn nuôi gì để đăng ký kinh doanh cho phù hợp, anh nhé!
Mã ngành chăn nuôi và sản xuất con giống

Căn cứ pháp lý khi đăng ký mã ngành chăn nuôi

  • Luật doanh nghiệp số 59/2020/QH14, có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2021
  • Nghị định số 01/2021/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành ngày 04/01/2021
  • Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT, có hiệu lực thi hành ngày 01/05/2021
  • Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg quy định danh mục mã ngành nghề kinh doanh
014: Chăn nuôi
Nhóm này bao gồm tất cả hoạt động chăn nuôi các động vật (trừ thủy sản).
Loại trừ:
- Hỗ trợ giống, kiểm dịch, chăm sóc thú y được phân vào nhóm 01620 (Hoạt động dịch vụ chăn nuôi);
- Giết thịt, chế biến thịt, ngoài cơ sở chăn nuôi được phân vào nhóm 1010 (Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt);
- Sản xuất da, kéo sợi lông được phân vào nhóm 14200 (Sản xuất sản phẩm từ da lông thú).

>>> Có thể bạn quan tâm: Cách tra cứu ngành nghề kinh doanh

Mã ngành 0141: Chăn nuôi trâu, bò và sản xuất giống trâu, bò

Mã ngành 01411: Sản xuất giống trâu, bò

Nhóm này gồm:
- Chăn nuôi trâu, bò để sản xuất giống;
- Sản xuất tinh dịch trâu, bò.

Mã ngành 01412: Chăn nuôi trâu, bò

Nhóm này gồm:
- Chăn nuôi trâu, bò thịt; cày kéo;
- Sản xuất sữa nguyên chất từ bò và trâu sữa;
Loại trừ:
- Chế biến sữa ngoài cơ sở chăn nuôi được phân vào nhóm 10500 (Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa).

Mã ngành 0142: Chăn nuôi ngựa, lừa, la và sản xuất giống ngựa, lừa

Mã ngành 01421: Sản xuất giống ngựa, lừa

Nhóm này gồm:
- Chăn nuôi ngựa, lừa để sản xuất giống (bao gồm cả sản xuất giống ngựa đua);
- Sản xuất tinh dịch ngựa, lừa

Mã ngành 01422: Chăn nuôi ngựa, lừa, la

- Chăn nuôi ngựa, lừa, la để lấy thịt, cày kéo, sữa.
Loại trừ:
- Hoạt động đua ngựa được phân vào nhóm 93190 (Hoạt động thể thao khác).

>>> Có thể bạn sẽ cần: Hướng dẫn thủ tục thành lập doanh nghiệp

Mã ngành 0144: Chăn nuôi dê, cừu và sản xuất giống dê, cừu, hươu, nai

Mã ngành 01441: Sản xuất giống dê, cừu, hươu, nai

Nhóm này gồm:
- Chăn nuôi dê, cừu, hươu, nai để sản xuất giống;
- Sản xuất tinh dịch dê, cừu, hươu, nai.

Mã ngành 01442: Chăn nuôi dê, cừu, hươu, nai

Nhóm này gồm:
- Chăn nuôi dê, cừu, hươu, nai để lấy thịt;
- Sản xuất sữa nguyên chất từ dê và cừu sữa;
- Chăn nuôi cừu để lấy lông.
Loại trừ:
- Công việc cắt xén lông cừu trên cơ sở phí và hợp đồng được phân vào nhóm 01620 (Hoạt động dịch vụ chăn nuôi);
- Sản xuất da lông kéo thành sợi được phân vào nhóm 1010 (Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt);
- Chế biến sữa được phân vào nhóm 10500 (Chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa).

Mã ngành 0145: Chăn nuôi lợn và sản xuất giống lợn

Mã ngành 01451: Sản xuất giống lợn

Nhóm này gồm:
- Chăn nuôi lợn để sản xuất giống;
- Sản xuất tinh dịch lợn.

Mã ngành 01452: Chăn nuôi lợn

Nhóm này gồm:
- Chăn nuôi lợn thịt, lợn sữa.
Loại trừ:
- Hoạt động kiểm dịch lợn, chăm sóc và cho bú được phân vào nhóm 06120 (Hoạt động dịch vụ chăn nuôi.
- Giết thịt, chế biến thịt lợn ngoài trang trại chăn nuôi được phân vào nhóm 1010 (Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt).

>>> Bài viết cùng chuyên mục: Mã ngành nghề trồng cây lâu năm

Mã ngành 0146: Chăn nuôi gia cầm

Mã ngành 01461: Hoạt động ấp trứng và sản xuất giống gia cầm

Nhóm này gồm:
- Hoạt động của các cơ sở ấp trứng gia cầm để lấy con giống và trứng lộn.

Mã ngành 01462: Chăn nuôi gà

Nhóm này gồm: Hoạt động chăn nuôi gà lấy thịt và lấy trứng.

Mã ngành 01463: Chăn nuôi vịt, ngan, ngỗng

Nhóm này gồm: Chăn nuôi vịt, ngan, ngỗng lấy thịt và lấy trứng.

Mã ngành 01469: Chăn nuôi gia cầm khác

Nhóm này gồm: Nuôi đà điểu, nuôi các loài chim cút, chim bồ câu.

Mã ngành 0149 - 01490: Chăn nuôi khác

Nhóm này gồm:
- Nuôi và tạo giống các con vật nuôi trong nhà, các con vật nuôi khác kể cả các con vật cảnh (trừ cá cảnh): chó, mèo, thỏ, bò sát, côn trùng;
- Nuôi ong, nhân giống ong và sản xuất mật ong;
- Nuôi tằm, sản xuất kén tằm;
- Sản xuất da lông thú, da bò sát từ hoạt động chăn nuôi.
Loại trừ:
- Nuôi và thuần dưỡng thú từ các trại được phân vào nhóm 01620;
- Sản xuất da, lông của các con vật do săn bắt và đánh bẫy được phân vào nhóm 01700 (Săn bắt, đánh bẫy và hoạt động dịch vụ có liên quan);
- Trang trại nuôi ếch, nuôi cá sấu, nuôi ba ba được phân vào nhóm 03222 (Nuôi trồng thủy sản nước ngọt);
- Huấn luyện các con vật cảnh được phân vào nhóm 91030 (Hoạt động của các vườn bách thảo, bách thú và khu bảo tồn tự nhiên).

Cách ghi mã ngành nghề chăn nuôi khi đăng ký kinh doanh

Trên đây là chi tiết về mã ngành nghề chăn nuôi theo quyết định 27/2018/QĐ-TTg. Khi soạn hồ sơ đăng ký kinh doanh, trong bảng liệt kê ngành nghề, anh phải ghi mã ngành nghề kinh doanh như sau:
STT Tên ngành Mã ngành Ngành, nghề kinh doanh chính (đánh dấu X để chọn một trong các ngành, nghề đã kê khai)
1 Chăn nuôi trâu, bò và sản xuất giống trâu, bò 0141  
2 Chăn nuôi ngựa, lừa, la và sản xuất giống ngựa, lừa 0142  
3 Chăn nuôi dê, cừu và sản xuất giống dê, cừu, hươu, nai 0144  
4 Chăn nuôi lợn và sản xuất giống lợn 0145  
5 Chăn nuôi gia cầm 0146  
6 Chăn nuôi khác 0149  
Dịch vụ thành lập doanh nghiệp Song Kim chúc anh đăng ký kinh doanh thành công. Nếu trong quá trình soạn hồ sơ đăng ký kinh doanh, anh vẫn còn thắc mắc cần giải đáp, liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ.
Zalo
X