Mã ngành đóng tàu và cấu kiện nổi

Menu

Mã ngành nghề đóng tàu và cấu kiện nổi

15:22:36 27-01-2022 | Lượt xem: 1962

Hỏi: Chào dịch vụ mở doanh nghiệp Song Kim,
Tôi tên Văn Toàn, hiện đang sinh sống và làm việc tại Bình Định. Hiện tôi đang có ý định mở 1 công ty chuyên đóng tàu đánh cá. Như vậy, tôi cần đăng ký mã ngành nghề nào để có thể hoạt động được ngành nghề như ý định kinh doanh của mình. Mong nhận được tư vấn từ công ty.
Văn Toàn – Bình Định
Đáp: Chào anh Toàn,
Cảm ơn anh đã gởi câu hỏi đến Song Kim. Căn cứ vào nghị định 27/2018/QĐ-TTg, anh phải đăng ký mã ngành nghề đóng tàu và cấu kiện nổi, mã ngành 3011. Sau đây, mời anh cùng chúng tôi tìm hiểu thông tin cụ thể về mã ngành nghề kinh doanh này, anh nhé!
Mã ngành nghề đóng tàu và cấu kiện nổi

Căn cứ pháp lý khi đăng ký mã ngành nghề đóng tàu và cấu kiện nổi

  • Luật doanh nghiệp số 59/2020/QH14, ban hành ngày 17/06/2020, có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2021
  • Nghị định số 01/2021/NĐ-CP, ban hành ngày 04/01/2021, có hiệu lực thi hành ngày 04/01/2021
  • Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT, ban hành ngày 16/03/2021, có hiệu lực thi hành ngày 01/05/2021
  • Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg quy định danh mục mã ngành nghề kinh doanh, ban hành ngày 06/07/2018, có hiệu lực thi hành ngày 20/08/2018

Mã ngành 3011 - 30110: Mã ngành nghề đóng tàu và cấu kiện nổi

Nhóm này gồm: Đóng tàu, trừ tàu cho thể thao hoặc giải trí và xây dựng cấu kiện nổi.
Cụ thể:
- Đóng tàu thương mại: Tàu chở khách, phà, tàu chở hàng, xà lan, tàu dắt...
- Đóng tàu chiến;
- Đóng tàu đánh cá và tàu chế biến cá.
Nhóm này cũng gồm:
- Đóng tàu di chuyển bằng đệm không khí (trừ loại tàu dùng cho giải trí);
- Xây dựng dàn khoan, tàu nổi hoặc tàu lặn;
- Thiết lập cấu kiện nổi: Sàn tàu nổi, thuyền phao, giếng kín, giàn nổi, phao cứu đắm, xà lan nổi, xà lan bốc dỡ hàng, cần trục nổi, mảng hơi không thể tái tạo...
- Sản xuất các bộ phận cho tàu và cho cấu kiện nổi.
Loại trừ:
- Sản xuất các bộ phận cho tàu không phải bộ phận thân tàu chính như:
+ Sản xuất buồm được phân vào nhóm 13920 (Sản xuất hàng dệt sẵn (trừ trang phục)),
+ Sản xuất tàu chân vịt được phân vào nhóm 2599 (Sản xuất sản phẩm khác bằng kim loại chưa được phân vào đâu),
+ Sản xuất mỏ neo thép hoặc sắt được phân vào nhóm 2599 (Sản xuất sản phẩm khác bằng kim loại chưa được phân vào đâu),
+ Sản xuất động cơ tàu thủy được phân vào nhóm 28110 (Sản xuất động cơ, tuabin (trừ động cơ máy bay, ô tô, mô tô và xe máy)).
- Sản xuất dụng cụ cho hải quân được phân vào nhóm 26510 (Sản xuất thiết bị đo lường, kiểm tra, định hướng và điều khiển);
- Sản xuất thiết bị chiếu sáng cho tàu được phân vào nhóm 27400 (Sản xuất thiết bị điện chiếu sáng);
- Sản xuất động cơ cho thủy phi cơ được phân vào nhóm 29100 (Sản xuất ô tô và xe có động cơ khác);
- Sản xuất xuồng hơi hoặc bè mảng cho giải trí được phân vào nhóm 30120 (Đóng thuyền, xuồng thể thao và giải trí);
- Sửa chữa đặc biệt và bảo dưỡng cho tàu và hệ thống nổi được phân vào nhóm 33150 (Sửa chữa và bảo dưỡng phương tiện vận tải (trừ ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác));
- Phá tàu cũ được phân vào nhóm 3830 (Tái chế phế liệu);
- Lắp đặt bên trong cho thuyền được phân vào nhóm 43300 (Hoàn thiện công trình xây dựng).

Cách ghi mã ngành khi đăng ký kinh doanh ngành nghề đóng tài và sản xuất cấu kiện nổi

Sau đây, Song Kim xin gởi đến anh cách đăng ký mã ngành nghề kinh doanh khi thành lập công ty. Khi sử dụng mã ngành nghề kinh doanh, anh phải sử dụng mã ngành nghề cấp 4 (có 4 số) để đăng ký trong hồ sơ đăng ký kinh doanh. Khi đó, hồ sơ đăng ký của anh mới được chấp thuận là hợp lệ, anh nhé!
STT Tên ngành Mã ngành
1 Đóng tàu và cấu kiện nổi 3011
Trên đây là chi tiết về mã ngành đóng tàu và sản xuất cấu kiện nổi. Chúc anh đăng ký kinh doanh thành công.

Zalo
X