Mã ngành nghề sản xuất bánh kẹo và socola

Menu

Mã ngành sản xuất bánh kẹo và socola

16:03:37 19-09-2021 | Lượt xem: 2667

Hỏi: Chào Song Kim,
Tôi đang có dự định mở 1 công ty sản xuất bánh kẹo, sô cô la. Nhưng vậy, tôi phải đăng ký ngành nghề kinh doanh nào cho phù hợp với với dự định kinh doanh của tôi. Mong nhận được phản hồi từ quý công ty!
Hoàng Tuấn – Hóc Môn
Đáp: Chào anh Tuấn,
Cảm ơn anh đã gởi câu hỏi đến bộ phận tư vấn của chúng tôi. Căn cứ vào nội dung câu hỏi của anh, chúng tôi gởi đến anh nhóm mã ngành sản xuất bánh kẹo và sô cô la. Nhóm này gồm 2 mã ngành nghề là: Sản xuất các loại bánh từ bột, mã ngành 1071 và sản xuất ca cao, sô cô la, mã ngành 1073. Sau đây, mời anh cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về mã ngành nghề kinh doanh mà anh đang quan tâm.
Mã ngành sản xuất bánh kẹo và socola

Căn cứ pháp lý khi đăng ký mã ngành sản xuất đường, bánh kẹo, ca cao và socola

  • Luật doanh nghiệp số 59/2020/QH14, có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2021
  • Nghị định số 01/2021/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành ngày 04/01/2021
  • Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT, có hiệu lực thi hành ngày 01/05/2021
  • Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg quy định danh mục mã ngành nghề kinh doanh,có hiệu lực thi hành ngày 20/08/2018

>>> Có thể bạn quan tâm: Cách tra cứu ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp

Mã ngành 107: Mã ngành nghề sản xuất thực phẩm khác

Nhóm này gồm: Sản xuất các loại thực phẩm khác nhau không thuộc các nhóm trên của ngành này.
Cụ thể:
Sản xuất các loại bánh, sản xuất đường và kẹo, sản xuất mỳ và các sản phẩm tương tự, các phần ăn sẵn, cà phê, chè và rau gia vị cũng như các thực phẩm đặc biệt và dễ hỏng.

Mã ngành 1071 - 10710: Mã ngành nghề sản xuất các loại bánh từ bột

Nhóm này gồm:
Sản xuất các loại bánh từ bột như:
- Sản xuất bánh ngọt khô hoặc làm lạnh, bánh tươi;
- Sản xuất bánh mỳ dạng ổ bánh mỳ;
- Sản xuất bánh nướng, bánh ngọt, bánh pate, bánh nhân hoa quả...
- Sản xuất bánh quy và các loại bánh ngọt khô khác;
- Sản xuất sản phẩm ăn nhẹ (bánh bao, bánh ròn, bánh quy cây...) mặn hoặc ngọt;
- Sản xuất bánh bắp;
- Sản xuất bánh phồng tôm;
- Sản xuất bánh ngọt làm lạnh: bánh mềm, bánh cuộn, bánh quế...
Loại trừ:
- Sản xuất các sản phẩm từ bột (mì ống) được phân vào nhóm 10740 (Sản xuất mỳ ống, mỳ sợi và các sản phẩm tương tự);
- Sản xuất khoai tây chiên được phân vào nhóm 1030 (Chế biến và bảo quản rau quả);
- Nướng bánh dùng ngay được phân vào ngành 56 (Dịch vụ ăn uống).

>>> Có thể bạn sẽ cần: Dịch vụ thành lập công ty giá rẻ

Mã ngành 1073 - 10730: Mã ngành nghề sản xuất ca cao, sôcôla và bánh kẹo

Nhóm này gồm:
- Sản xuất ca cao, dầu ca cao, bơ ca cao, mỡ ca cao;
- Sản xuất sôcôla và kẹo sôcôla;
- Sản xuất kẹo: kẹo cứng, sôcôla trắng, kẹo cao su, kẹo nu ga, kẹo mềm;
- Sản xuất kẹo gôm;
- Ngâm tẩm đường cho quả, hạt cây và các bộ phận của cây;
- Sản xuất kẹo có mùi thơm, kẹo dạng viên.
Loại trừ: Sản xuất đường sacaro được phân vào nhóm 10720 (Sản xuất đường).

Cách ghi mã ngành nghề khi đăng ký kinh doanh mã ngành sản xuất đường, bánh kẹo, socola

Căn cứ nghị định 01/2021/NĐ-CP về việc hướng dẫn thủ tục thành lập công ty, thì khi đăng ký kinh doanh, anh phải sử dụng mã ngành cấp 4 (có 4 số). Cách ghi chi tiết như sau:
STT Tên ngành Mã ngành Ngành, nghề kinh doanh chính (đánh dấu X để chọn một trong các ngành, nghề đã kê khai)
1 Sản xuất các loại bánh từ bột 1071  
2 Sản xuất ca cao, sôcôla và bánh kẹo 1073  
Trên đây là nội dung chi tiết về việc đăng ký kinh doanh mã ngành sản xuất bánh kẹo, sô cô la mà anh đang dự định đăng ký kinh doanh. Nếu trong quá trình soạn hồ sơ, anh còn bất cứ thắc mắc nào khác cần giải đáp, liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ.

Zalo
X