Mã ngành nghề sản xuất linh kiện điện tử

Menu

Mã ngành sản xuất linh kiện điện tử

08:31:36 27-09-2021 | Lượt xem: 4520

Hỏi: Chào Song Kim,
Tôi tên Minh Đảo, hiện đang sinh sống và làm việc tại Đồng Nai. Hiện tôi đang có ý định mở 1 công ty chuyên sản xuát dây cáp máy in, cáp kết nối USB. Như vậy, khi mở công ty, tôi phải đăng ký mã ngành nghề kinh doanh nào cho phù hợp. Mong nhận được hồi âm từ quý công ty!
Minh Đảo – Đồng Nai
Đáp: Chào anh Đảo,
Cảm ơn anh đã gởi câu hỏi đến bộ phận tư vấn của chúng tôi. Với các mặt hàng anh định mở công ty để sản xuất, anh phải đăng ký mã ngành nghề sản xuất linh kiện điện tử - mã ngành 2610. Sau đây, mời anh cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết mã ngành nghề này, qua bài viết sau đây.
Mã ngành sản xuất linh kiện điện tử

Căn cứ pháp lý khi đăng ký kinh doanh mã ngành nghề sản xuất linh kiện điện tử

  • Luật doanh nghiệp số 59/2020/QH14, có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2021
  • Nghị định số 01/2021/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành ngày 04/01/2021
  • Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT, có hiệu lực thi hành ngày 01/05/2021
  • Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg quy định danh mục mã ngành nghề kinh doanh, có hiệu lực thi hành ngày 20/08/2018

>>> Xem ngay cách kiểm tra ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, tại đây

Mã ngành 2610 - 26100: Mã ngành nghề sản xuất linh kiện điện tử

Nhóm này gồm: Sản xuất chất bán dẫn và các linh kiện ứng dụng điện tử khác.
Cụ thể:
- Sản xuất tụ điện, điện tử;
- Sản xuất điện trở, điện tử;
- Sản xuất bộ mạch vi xử lý;
- Sản xuất bo mạch điện tử;
- Sản xuất ống điện tử;
- Sản xuất liên kết điện tử;
- Sản xuất mạch điện tích hợp;
- Sản xuất ống hai cực, bóng bán dẫn, bộ chia liên quan;
- Sản xuất phần cảm điện (cuộn cảm kháng, cuộn dây, bộ chuyển), loại linh kiện điện tử;
- Sản xuất tinh thể điện tử và lắp ráp tinh thể;
- Sản xuất solenoit, bộ chuyển mạch và bộ chuyển đổi cho các bộ phận điện tử;
- Sản xuất chất bán dẫn, sản xuất chất tinh chế và bán tinh chế;
- Sản xuất thẻ giao diện (âm thanh, video, điều khiển, mạng lưới);
- Sản xuất cấu kiện hiển thị (plasma, polime, LCD);
- Sản xuất bóng đèn di-ot phát sáng (LED);
- Sản xuất cáp máy in, cáp màn hình, cáp USB...

>>> Có thể bạn sẽ cần: dịch vụ thành lập công ty uy tín TPHCM

Loại trừ:
- Sản xuất thẻ thông minh, được phân vào nhóm 18110 (In ấn);
- Sản xuất môđem (thiết bị truyền tải) được phân vào nhóm 26300 (Sản xuất thiết bị truyền thông);
- Sản xuất màn hình vi tính và vô tuyến được phân vào nhóm 26200 (Sản xuất máy vi tính và thiết bị ngoại vi của máy vi tính), 26400 (Sản xuất sản phẩm điện tử dân dụng);
- Sản xuất ống tia X và phân chia bức xạ cùng loại được phân vào nhóm 26600 (Sản xuất thiết bị bức xạ, thiết bị điện tử trong y học, điện liệu pháp);
- Sản xuất thiết bị và dụng cụ quang học được phân vào nhóm 26700 (Sản xuất thiết bị và dụng cụ quang học);
- Sản xuất bộ chia tách cùng loại cho các ứng dụng điện tử được phân vào ngành 27 (Sản xuất thiết bị điện);
- Sản xuất đui bóng được phân vào nhóm 27101 (Sản xuất môtơ, máy phát);
- Sản xuất rơ le điện được phân vào nhóm 27101 (Sản xuất môtơ, máy phát);
- Sản xuất thiết bị dây dẫn điện được phân vào nhóm 27330 (Sản xuất thiết bị dây dẫn điện các loại);
- Sản xuất thiết bị hoàn chỉnh được phân chia dựa trên cơ sở phân loại thiết bị điện tử.

Cách ghi mã ngành nghề sản xuất linh kiện điện tử khi đăng ký kinh doanh

Theo quy định tại quyết định 27/2018/QĐ-TTg do thủ tướng chính phủ ban hành, khi thực hiện thủ tục thành lập công ty, anh phải sử dụng mã ngành nghề kinh doanh cấp 4. Cách ghi mã ngành nghề kinh doanh, chi tiết như sau:
STT Tên ngành Mã ngành Ngành, nghề kinh doanh chính (đánh dấu X để chọn một trong các ngành, nghề đã kê khai)
1 Sản xuất linh kiện điện tử 2610  
Trên đây là chi tiết về mã ngành nghề sản xuất linh kiện điện tử và cách ghi mã ngành nghề khi đăng ký kinh doanh. Chúc anh đăng ký kinh doanh thành công!

Zalo
X