Mã ngành nghề sản xuất máy cho ngành dệt, may và da

Menu

Mã ngành sản xuất máy cho ngành dệt, may và da

09:25:40 28-12-2021 | Lượt xem: 1577

Hỏi: Chào dịch vụ thành lập công ty Song Kim,
Hiện tôi đang nhập khẩu linh kiện máy móc ngành dệt từ Trung Quốc. Và về đến Việt Nam, tôi sẽ lắp ráp thành phẩm máy cắt vải công nghiệp. Từ trước đến nay, tôi đều thông qua 1 công ty khác để nhập khẩu và buôn bán. Nay tôi cần mở 1 công ty để có thể sản xuất mặt hàng này. Như vậy, tôi phải đăng ký mã ngành nghề nào cho phù hợp. Mong nhận được tư vấn từ quý công ty.
Văn Đại – Đồng Nai
Đáp: Chào anh Đại,
Cảm ơn anh đã gởi câu hỏi đến bộ phận tư vấn của Song Kim. Đối với loại máy cắt vải công nghiệp mà anh đang sản xuất, lắp ráp. Khi đăng ký thành lập công ty, anh phải đăng ký mã ngành nghề sản xuất máy cho ngành dệt, may và da, có mã ngành 2826. Sau đây, mời anh cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết mã ngành nghề này qua nội dung sau đây.
Mã ngành sản xuất máy cho ngành dệt, may và da

Căn cứ pháp lý khi đăng ký mã ngành nghề sản xuất máy cho ngành dệt, may và da

  • Luật doanh nghiệp số 59/2020/QH14, ban hành ngày 17/06/2020, có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2021
  • Nghị định số 01/2021/NĐ-CP, ban hành ngày 04/01/2021, có hiệu lực thi hành ngày 04/01/2021
  • Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT, ban hành ngày 16/03/2021, có hiệu lực thi hành ngày 01/05/2021
  • Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg quy định danh mục mã ngành nghề kinh doanh, ban hành ngày 06/07/2018, có hiệu lực thi hành ngày 20/08/2018

Mã ngành 2826 - 28260: Mã ngành nghề sản xuất máy cho ngành dệt, may và da

Nhóm này gồm:
- Sản xuất máy dệt như:
+ Máy cho sơ chế, sản xuất, vẽ, dệt hoặc cắt vải nhân tạo, nguyên liệu hoặc sợi,
+ Sản xuất máy cho việc sơ chế sợi dệt: Quay tơ, quấn chỉ và các máy có liên quan...
+ Máy dệt, bao gồm cả dệt tay,
+ Máy đan len,
+ Máy cho làm lưới, vải tuyn, ren, dải viền...
- Sản xuất máy phụ trợ hoặc thiết bị của máy dệt như: Máy dệt vải hoa, máy ngừng tự động, máy thay đổi con suốt, trục quay và bánh đà trục quay...
- Sản xuất máy dệt in;
- Sản xuất máy để chế biến sợi như: Tẩy trắng, nhuộm, hồ, hoàn thiện, ngâm sợi dệt; máy cuộn tơ, tháo, gập, cắt hoặc trang trí sợi dệt;
- Sản xuất máy giặt, là như: Bàn là..., máy giặt và máy sấy, máy giặt khô;
- Sản xuất máy khâu, đầu máy khâu và kim máy khâu (cho gia dụng hoặc không cho gia dụng);
- Sản xuất máy sản xuất hoặc hoàn thiện vải nỉ hoặc không pha len;
- Sản xuất máy thuộc da như: Máy sơ chế, thuộc hoặc làm da, máy làm giày hoặc sửa giày hoặc các chi tiết khác của da, da thuộc hoặc da lông thú.
Loại trừ:
- Sản xuất giấy hoặc giấy bìa sử dụng cho máy dệt vải hoa được phân vào nhóm 17090 (Sản xuất các sản phẩm khác từ giấy và bìa chưa được phân vào đâu);
- Sản xuất máy giặt và máy sấy gia dụng được phân vào nhóm 27500 (Sản xuất đồ điện dân dụng);
- Sản xuất bàn là loại cán láng được phân vào nhóm 28190 (Sản xuất máy thông dụng khác);
- Sản xuất máy sử dụng đóng sách được phân vào nhóm 2829 (Sản xuất máy chuyên dụng khác).

Cách ghi mã ngành nghề sản xuất máy cho ngành dệt, may và da khi đăng ký kinh doanh

Sau đây, Song Kim gởi đến anh cách ghi mã ngành sản xuất máy cho ngành dệt, may và da khi đăng ký kinh doanh. Cách ghi như sau:
STT Tên ngành Mã ngành Ngành, nghề kinh doanh chính (đánh dấu X để chọn một trong các ngành, nghề đã kê khai)
1 Sản xuất máy cho ngành dệt, may và da 2826  
Khi đăng ký kinh doanh, anh phải ghi mã ngành cấp 4 (như bảng trên), thì hồ sơ đăng ký kinh doanh của anh mới được chấp thuận, anh nhé! Chúc anh đăng ký kinh doanh thành công.
Bài viết cùng chuyên mục: Mã ngành sản xuất máy chế biến thực phẩm, đồ uống
Zalo
X