Hỏi: Chào
Song Kim,
Tôi tên Bảo Trân, hiện đang sinh sống và làm việc tại Lâm Đồng. Hiện tôi đang có ý định mở 1 công ty sản xuất trà, cà phê sạch. Bên cạnh đó, tôi cũng có dự định sản xuất mặt hàng trà thảo dược. Như vậy, tôi phải đăng ký mã ngành nghề kinh doanh cho phù hợp với dự định sản xuất của tôi. Mong nhận được hồi âm từ công ty!
Bảo Trân – Lâm Đồng
Đáp: Chào chị Trân,
Cảm ơn chị đã gởi câu hỏi đến Song Kim. Căn cứ vào dự định kinh doanh của chị, chị có thể đăng ký nhóm
mã ngành sản xuất trà, cà phê và trà thảo mộc. Nhóm ngành này bao gồm 3 mã ngành: Mã ngành nghề sản xuất chè – mã ngành 1076; mã ngành nghề sản xuất cà phê – mã ngành 1077; và mã ngành nghề sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu – mã ngành 1079. Sau đây, mời chị cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về nhóm mã ngành này.
Căn cứ pháp lý khi đăng ký kinh doanh mã ngành sản xuất trà, cà phê và trà thảo mộc
- Luật doanh nghiệp số 59/2020/QH14, có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2021
- Nghị định số 01/2021/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành ngày 04/01/2021
- Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT, có hiệu lực thi hành ngày 01/05/2021
- Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg quy định danh mục mã ngành nghề kinh doanh,có hiệu lực thi hành ngày 20/08/2018
>>> Bài viết hướng dẫn: tra cứu ngành nghề kinh doanh
Mã ngành 1076- 10760: Mã ngành nghề sản xuất chè
Nhóm này gồm:
- Trộn chè và chất phụ gia;
- Sản xuất chiết xuất và chế phẩm từ chè hoặc đồ pha kèm;
Mã ngành 1077- 10770: Mã ngành nghề sản xuất cà phê
- Rang và lọc chất caphêin cà phê;
- Sản xuất các sản phẩm cà phê như: Cà phê hoà tan, cà phê pha phin, chiết xuất cà phê và cà phê cô đặc;
- Sản xuất các chất thay thế cà phê;
Mã ngành 1079 - 10790: Mã ngành nghề sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu
Nhóm này gồm:
- Sản xuất súp và nước xuýt;
- Sản xuất thực phẩm đặc biệt như: Đồ ăn dinh dưỡng, sữa và các thực phẩm dinh dưỡng, thức ăn cho trẻ nhỏ, thực phẩm có chứa thành phần hoóc môn;
- Sản xuất gia vị, nước chấm, nước sốt như sốt madonnê, bột mù tạt và mù tạt;
- Sản xuất dấm;
- Sản xuất mật ong nhân tạo và kẹo;
- Sản xuất thực phẩm chế biến sẵn dễ hỏng như: Bánh sandwich, bánh pizza tươi.
Nhóm này cũng gồm:
- Sản xuất các loại trà dược thảo (bạc hà, cỏ roi ngựa, cúc la mã);
- Sản xuất men bia;
- Sản xuất nước cốt và nước ép từ thịt, cá, tôm, cua, động vật thân mềm;
- Sản xuất sữa tách bơ và bơ;
- Sản xuất các sản phẩm trứng, albumin trứng;
- Sản xuất muối thanh từ muối mua, bao gồm muối trộn i ốt;
- Sản xuất các sản phẩm cô đặc nhân tạo;
- Sơ chế, làm sạch, sấy khô tổ yến;
- Sản xuất thực phẩm chức năng.
Loại trừ:
- Trồng cây gia vị được phân vào nhóm 0128 (Trồng cây gia vị, cây dược liệu, cây hương liệu lâu năm);
- Sản xuất inulin được phân vào nhóm 10620 (Sản xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột);
- Sản xuất pizza đông lạnh được phân vào nhóm 10750 (Sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn).
- Sản xuất rượu mạnh, bia, rượu vang và đồ uống nhẹ được phân vào ngành 11 (Sản xuất đồ uống);
- Sản xuất sản phẩm thực vật cho mục đích làm thuốc được phân vào nhóm 2100 (Sản xuất thuốc, hoá dược và dược liệu).
Cách ghi mã ngành nghề sản xuất trà, cà phê và trà thảo mộc khi đăng ký kinh doanh
Căn cứ vào quyết định 27/2018/QĐ-TTg về mã ngành nghề khi thực hiện
thủ tục thành lập doanh nghiệp, chị phải sử dụng mã ngành nghề cấp 4 để đăng ký kinh doanh. Cách ghi mã ngành cụ thể như sau:
STT |
Tên ngành |
Mã ngành |
Ngành, nghề kinh doanh chính (đánh dấu X để chọn một trong các ngành, nghề đã kê khai) |
1 |
Sản xuất chè |
1076 |
|
2 |
Sản xuất cà phê |
1077 |
|
3 |
Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu |
1079 |
|
Trên đây là chi tiết về các mã ngành nghề mà chị dự định đăng ký kinh doanh, Song Kim chúc chị thành công với dự định kinh doanh. Nếu trong quá trình soạn hồ sơ, chị còn bất cứ thắc mắc nào khác, liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ.