Mã ngành nghề trồng cây hàng năm

Menu

Mã ngành trồng cây hàng năm

15:41:09 14-09-2021 | Lượt xem: 1215

Hỏi: Chào Song Kim,
Tôi tên Hoàng Minh, hiện đang sinh sống và làm việc tại Lâm Đồng. Hiện tôi cùng với 1 số hộ nông dân trong vùng đang định mở 1 hợp tác xã chuyên trồng rau, củ và các loại cây ngắn ngày khác. Như vậy, tôi phải đăng ký ngành nghề kinh doanh gì mới phù hợp. Nhờ Song Kim tư vấn giúp tôi!
Hoàng Minh – Lâm Đồng
Đáp: Chào anh Minh,
Rất vui khi nhận được câu hỏi từ anh. Với ý định mở hợp tác xã và ngành nghề anh định kinh doanh, thì mã ngành trồng cây hàng năm là hoàn toàn phù hợp. Nhưng do không nắm rõ hết được các loại rau mà anh định trồng nên dịch vụ thành lập doanh nghiệp sẽ gởi đến anh danh sách các mã ngành nghề trồng cây hàng năm. Từ danh sách này, anh sẽ lựa chọn ra mã ngành phù hợp và đăng ký kinh doanh, anh nhé!

Căn cứ pháp lý khi đăng ký mã ngành nghề trồng cây hàng năm

  • Luật doanh nghiệp số 59/2020/QH14, có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2021
  • Nghị định số 01/2021/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành ngày 04/01/2021
  • Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT, có hiệu lực thi hành ngày 01/05/2021
  • Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg quy định danh mục mã ngành nghề kinh doanh
011: Trồng cây hàng năm
Ngành này gồm các hoạt động gieo trồng các loại cây có chu kỳ sinh trưởng của cây không kéo dài hơn một năm.

Mã ngành 0111 - 01110: Trồng lúa

Nhóm này gồm: Các hoạt động gieo trồng (cấy, sạ) các loại cây lúa: lúa nước, lúa cạn.

Mã ngành 0112 - 01120: Trồng ngô và cây lương thực có hạt khác

Nhóm này gồm: Các hoạt động gieo trồng ngô và các loại cây lương thực có hạt khác như: lúa mỳ, lúa mạch, cao lương, kê.
Loại trừ: Trồng ngô cây làm thức ăn cho gia súc được phân vào nhóm 0119 (Trồng cây hàng năm khác).

Mã ngành 0113 - 01130: Trồng cây lấy củ có chất bột

Nhóm này gồm: Các hoạt động gieo trồng các loại cây lấy củ có hàm lượng tinh bột cao như: khoai lang, khoai tây, sắn, khoai nước, khoai sọ, củ từ, dong riềng,...

Mã ngành 0114 - 01140: Trồng cây mía

Nhóm này gồm: Các hoạt động trồng cây mía để chế biến đường, mật và để ăn không qua chế biến.

Mã ngành 0115 - 01150: Trồng cây thuốc lá, thuốc lào

Nhóm này gồm: Các hoạt động trồng cây thuốc lá, thuốc lào để cuốn thuốc lá điếu (xì gà) và để chế biến thuốc lá, thuốc lào.
Loại trừ: Hoạt động chế biến thuốc lá được phân vào nhóm 1200 (Sản xuất sản phẩm thuốc lá).

Mã ngành 0116- 01160: Trồng cây lấy sợi

Nhóm này gồm: Các hoạt động trồng cây bông, đay, cói, gai, lanh, và cây lấy sợi khác.

Mã ngành 0117 - 01170: Trồng cây có hạt chứa dầu

Nhóm này gồm: Các hoạt động gieo trồng các loại cây có hạt chứa dầu như cây đậu tương, cây lạc, cây vừng, cây thầu dầu, cây cải dầu, cây hoa hướng dương, cây rum, cây mù tạc và các cây có hạt chứa dầu khác.
>>> Có thể bạn sẽ cần: dịch vụ thành lập công ty uy tín TPHCM

Mã ngành 0118: Trồng rau, đậu các loại và trồng hoa

Mã ngành 01181: Trồng rau các loại
Nhóm này gồm: Các hoạt động gieo trồng rau các loại:
- Trồng các loại rau lấy lá như: Rau cải, bắp cải, rau muống, súp lơ, cây bông cải xanh, rau diếp, măng tây, rau cúc, rau cần ta, rau cần tây và các loại rau lấy lá khác;
- Trồng các loại rau lấy quả như: Dưa hấu, dưa chuột, bí xanh, bí ngô, cà chua, cây cà, cây ớt, các loại dưa và rau có quả khác;
- Trồng các loại rau lấy củ, cả rễ, hoặc lấy thân như: Su hào, cà rốt, cây củ cải, cây hành, cây tỏi ta, cây tỏi tây, cây mùi, cây hẹ và cây lấy rễ, củ hoặc thân khác;
- Trồng cây củ cải đường;
- Trồng các loại nấm.
Loại trừ:
- Trồng cây làm gia vị được phân vào nhóm 01281 (Trồng cây gia vị lâu năm) và nhóm 01282 (Trồng cây dược liệu, hương liệu lâu năm);
- Thu nhặt hoa quả hoang dại như: Trám, nấm rừng, rau rừng, quả rừng tự nhiên... được phân vào nhóm 02320 (Thu nhặt lâm sản trừ gỗ).
- Sản xuất giống nấm được phân vào nhóm 01310 (Nhân và chăm sóc giống cây hàng năm).
Mã ngành 01182: Trồng đậu các loại
Nhóm này gồm: Các hoạt động gieo trồng các loại đậu để lấy hạt như: đậu đen, đậu xanh, đậu vàng, đậu trứng quốc, đậu hà lan...
Loại trừ: Trồng cây đậu tương được phân vào nhóm 01170 (Trồng cây có hạt chứa dầu).
Mã ngành 01183: Trồng hoa hàng năm
Nhóm này gồm: Trồng các loại cây hàng năm lấy hoa hoặc cả cành, thân, lá, rễ để phục vụ nhu cầu sinh hoạt, làm đẹp cảnh quan, môi trường, sinh hoạt văn hóa...

Mã ngành 0119: Trồng cây hàng năm khác

Mã ngành 01191: Trồng cây gia vị hàng năm
Nhóm này gồm: Trồng các loại cây chủ yếu làm gia vị như cây ớt cay, cây gừng, cây nghệ,...
Loại trừ: Trồng cây gia vị lâu năm được phân vào nhóm 01281 (Trồng cây gia vị lâu năm)
Mã ngành 01192: Trồng cây dược liệu, hương liệu hàng năm
Nhóm này gồm: Trồng cây để làm thuốc và sản xuất hương liệu cung cấp cho công nghiệp dược phẩm hoặc làm thuốc chữa bệnh không qua chế biến (thuốc nam, thuốc bắc) như: Cây atiso, ngải, cây bạc hà, cà gai leo, cây xạ đen, ý dĩ,... và sản xuất hương liệu.
Mã ngành 01199: Trồng cây hàng năm khác còn lại
Nhóm này gồm: Các hoạt động trồng cây nông nghiệp hàng năm chưa được phân vào các nhóm từ 0111 đến 0119. Gồm: Các hoạt động trồng cây thức ăn gia súc như: trồng ngô cây, trồng cỏ, chăm sóc đồng cỏ tự nhiên; thả bèo nuôi lợn; trồng cây làm phân xanh (muồng muồng); trồng cây sen, v.v...

Cách ghi mã ngành trồng cây hàng năm khi đăng ký kinh doanh

Trên đây là danh sách các ngành nghề kinh doanh về việc trồng cây hàng năm, anh lựa chọn ngành nghề phù hợp và đăng ký mã ngành nghề trên giấy đề nghị đăng ký kinh doanh, theo mẫu như sau:
STT Tên ngành Mã ngành Ngành, nghề kinh doanh chính (đánh dấu X để chọn một trong các ngành, nghề đã kê khai)
1 Trồng lúa 0111  
2 Trồng ngô và cây lương thực có hạt khác 0112  
3 Trồng cây lấy củ có chất bột 0113  
4 Trồng cây mía 0114  
5 Trồng cây thuốc lá, thuốc lào 0115  
6 Trồng cây lấy sợi 0116  
7 Trồng cây có hạt chứa dầu 0117  
8 Trồng rau, đậu các loại và trồng hoa 0118  
9 Trồng cây hàng năm khác 0119  
Song Kim chúc anh đăng ký kinh doanh thành công. Nếu trong quá trình đăng ký kinh doanh, anh còn bất cứ thắc mắc nào khác, liên hệ ngay với chúng tôi để giải đáp và hỗ trợ.
>>> Xem thêm: Mã ngành sản xuất ô tô và xe có động cơ khác
Zalo
X