Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh cá thể

Menu

Nên thành lập hộ kinh doanh hay công ty, doanh nghiệp?

11:15:47 17-12-2021 | Lượt xem: 826

Khi bắt đầu lên kế hoạch kinh doanh thì việc lựa chọn loại hình kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng ảnh hưởng đến suốt quá trình hoạt động kinh doanh. Có 2 loại hình kinh doanh chủ yếu là hộ kinh doanh cá thể và công ty. Hai loại hình này có gì khác nhau? Và nên thành lập hộ kinh doanh hay công ty? Mời bạn cùng Song Kim tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây.
Nên thành lập hộ kinh doanh hay công ty, doanh nghiệp?
 

Định nghĩa hộ kinh doanh và công ty

Hộ kinh doanh là gì?

Hộ kinh doanh cá thể do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh (Theo Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP Về đăng ký doanh nghiệp).

Công ty là gì?

Công ty (doanh nghiệp) là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh (Theo Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020).
Hiện nay, có các loại hình doanh nghiệp phổ biến như sau:
  • Doanh nghiệp tư nhân (DNTN).
  • Công ty TNHH 1 thành viên.
  • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
  • Công ty cổ phần.
  • Công ty hợp danh.

Bảng so sánh hộ kinh doanh cá thể và công ty/doanh nghiệp

NỘI DUNG HỘ KINH DOANH CÔNG TY
Thủ tục đăng ký kinh doanh Thủ tục đơn giản. Thủ tục phức tạp hơn.
Tư cách pháp nhân Không có tư cách pháp nhân. Có tư cách pháp nhân (Trừ DNTN).
Chủ thể thành lập Người Việt Nam. Người Việt Nam, hoặc người nước ngoài, thỏa mãn các điều kiện về hành vi thương mại do pháp luật nước đó quy định.
Trách nhiệm pháp lý đối với nghĩa vụ tài sản Chủ hộ kinh doanh chịu trách nhiệm vô hạn các nghĩa vụ của hộ kinh doanh bằng toàn bộ tài sản cá nhân. Chủ công ty chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn điều lệ đã đăng ký (trừ loại hình DNTN chủ sở hữu chịu trách nhiệm vô hạn).
Xuất hóa đơn Xuất hóa đơn bán hàng, không xuất được hóa đơn GTGT. Xuất được hóa đơn GTGT.
Phương pháp thuế áp dụng Nộp thuế theo phương pháp khoán hoặc nộp thuế theo từng lần phát sinh (đa số hộ kinh doanh nộp thuế khoán). Có thể đăng ký sử dụng phương pháp thuế GTGT khấu trừ hoặc trực tiếp.
Quy mô kinh doanh Thường có quy mô nhỏ lẻ, không yêu cầu tổ chức quản trị rõ ràng. - Việc sản xuất kinh doanh bài bản, quy củ. Có cơ cấu tổ chức và hoạt động cụ thể.
- Đa dạng về quy mô từ doanh nghiệp quy mô nhỏ, trung bình và lớn.
Số lượng đăng ký Một người chỉ được đăng ký 1 hộ kinh doanh cá thể Một người có thể đăng ký nhiều công ty
Chế độ kế toán - Không cần kế toán.
- Sổ sách khá đơn giản.
- Không phải báo cáo thuế.
- Cần có kế toán và phải tuân thủ chế độ kế toán doanh nghiệp.
- Sổ sách và chế độ kế toán tương đối phức tạp.
- Phải nộp báo cáo thuế hằng tháng/quý và BCTC hằng năm.
Nghĩa vụ thuế Hộ kinh doanh đóng thuế môn bài, thuế GTGT trên doanh thu (tùy ngành nghề, thuế suất từ 1-5%) và thuế TNCN trên doanh thu (tùy ngành nghề, thuế suất từ 0.5-5%). Công ty đóng nhiều loại thuế với thuế suất cao như như thuế môn bài, thuế GTGT (tùy mặt hàng, chủ yếu từ 5-10%), thuế TNDN 20%, thuế TNCN 10%.

Ưu điểm và nhược điểm của hộ kinh doanh và công ty

Đối với từng loại hình cụ thể, nội tại của chúng đều có những ưu và nhược điểm riêng. Song Kim mời các bạn cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về ưu nhược điểm của loại hình hộ kinh doanh cá thể và công ty, để hiểu rõ hơn về chúng.

Ưu nhược điểm của hộ kinh doanh

Nên thành lập hộ kinh doanh hay công ty, doanh nghiệp?
 

Ưu điểm của hộ kinh doanh cá thể

  • Thủ tục thành lập đơn giản.
  • Phù hợp với cá nhân kinh doanh với quy mô nhỏ lẻ.
  • Không yêu cầu cao về bộ máy quản lý.
  • Chế độ sổ sách kế toán đơn giản.
  • Thủ tục kê khai và nộp thuế khoán dễ dàng.

Nhược điểm của hộ kinh doanh cá thể

  • Chủ hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình.
  • Không có tư cách pháp nhân, không có con dấu.
  • Không xuất được hóa đơn GTGT, gây khó khăn về nguồn khách hàng đối với doanh nghiệp yêu cầu hóa đơn GTGT để được khấu trừ thuế.
  • Khó khăn trong việc huy động vốn.
  • Hạn chế tạo niềm tin đối với đối tác trong các hoạt động kinh tế có giá trị lớn.
  • Mỗi cá nhân chỉ được thành lập một một kinh doanh.
>>> Có thể bạn quan tâm: Cách chuyển hộ kinh doanh lên công ty

Ưu nhược điểm của công ty

Ưu điểm của công ty/doanh nghiệp

  • Có tư cách pháp nhân (trừ DNTN).
  • Phù hợp với mọi quy mô kinh doanh.
  • Bộ máy quản lý rõ ràng, tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp.
  • Chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty (trừ doanh nghiệp tư nhân).
  • Xuất được hóa đơn GTGT, đáp ứng yêu cầu về khấu trừ thuế GTGT của khách hàng.
  • Dễ dàng mở rộng phạm vi sản xuất kinh doanh và huy động vốn từ bên ngoài.

Nhược điểm của công ty/doanh nghiệp

  • Yêu cầu cao về bộ máy kế toán phải đảm bảo thực hiện đúng chế độ kế toán.
  • Đóng nhiều thuế với mức thuế suất cao.

Vậy nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh?

Hộ kinh doanh và công ty có những ưu điểm và nhược điểm riêng, việc lựa chọn nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh cần sự cân nhắc tùy thuộc vào quy mô, khả năng tài chính.
  • Nếu có kế hoạch kinh doanh với quy mô lớn, có khả năng mở rộng sản xuất trong tương lai, nguồn vốn lớn và ổn định, đội ngũ nhân viên lớn thì có thể lựa chọn loại hình công ty.
  • Trường hợp có kế hoạch kinh doanh với quy mô nhỏ lẻ, hạn chế về vốn, nhân công ít và không yêu cầu cao trong quản lý thì nên chọn loại hình hộ kinh doanh.
Qua bài viết dịch vụ mở doanh nghiệp Song Kim mong rằng các bạn có thể hiểu rõ hơn về ưu, nhược điểm của loại hình hộ kinh doanh và công ty, từ đó có thể có lựa chọn phù hợp cho kế hoạch kinh doanh. Cảm ơn các bạn đã theo dõi, chúc các bạn thành công.
Zalo
X