Các loại hình doanh nghiệp

Menu

Danh sách các loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay

11:49:37 12-08-2020 | Lượt xem: 10872

Theo Luật Doanh Nghiệp 2020, hiện có 5 loại hình doanh nghiệp đó là: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân. Nhưng, loại hình doanh nghiệp nào đang được ưu tiên lựa chọn để thành lập công ty? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về các loại hình công ty đang được sử dụng phổ biến tại Việt Nam. Và chắc chắn rằng, sau khi tham khảo bài viết này, bạn sẽ lựa chọn được loại hình doanh nghiệp phù hợp cho mục đích kinh doanh của mình.
Danh sách các loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay
 
Nhưng trước tiên, hãy cùng Song Kim tìm hiểu sự khác nhau giữa doanh nghiệp và công ty, các bạn nhé. Vậy, doanh nghiệp là gì?

Doanh nghiệp là gì?

Doanh nghiệp là 1 tổ chức được đăng ký hoặc thành lập theo pháp luật Việt Nam. Doanh Nghiệp có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch nhằm mục đích kinh doanh nhằm thu về loại nhuận hoặc cam kết sẽ đóng góp 1 phần lợi nhuận cho hoạt động xã hội (doanh nghiệp xã hội). Các loại hình doanh nghiệp đã được quy định tại Luật Doanh Nghiệp 2020, bao gồm: doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước, công ty TNHH Một Thành Viên, Công Ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần và công ty hợp doanh. Vậy công ty là gì?

Công ty là gì?

Công ty là 1 pháp nhân được thành lập theo Luật Doanh Nghiệp nhằm mục đích kinh doanh, có thời hạn hoạt động nhất định, quyền và nghĩa vụ của các cá nhân/tổ chức sáng lập được ấn định trong điều lệ. Có 4 loại hình công ty được pháp luật quy định đó là: công ty TNHH MTV, công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần và công ty hợp danh.

Sự khác nhau giữa doanh nghiệp và công ty

Qua 2 khái niệm doanh nghiệp là gì và công ty là gì, chúng ta có thể thấy rằng:
Doanh nghiệp là 1 tên gọi chung cho tất cả các loại hình không có tư cách pháp nhân (doanh nghiệp tư nhân) và các loại hình có tư cách pháp nhân (các loại hình còn lại). Vì thế, khi đánh đồng giữa khái niệm công ty và doanh nghiệp là KHÔNG ĐÚNG.
Nhưng do sự phổ biến của 3 loại hình là công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên và công ty cổ phần, nên mọi người không phân biệt được chính xác giữa công ty và doanh nghiệp là vì vậy.

>>> Có thể bạn quan tâm: Thủ tục thành lập doanh nghiệp mới nhất

Các loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay

Danh sách các loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay
 
Hôm nay, thông qua bài viết này, Song Kim sẽ gởi đến các bạn 3 loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay, đó là: Công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên và công ty cổ phần. Đây là các loại doanh nghiệp có nhiều ưu điểm về mặt pháp lý vì có đầy đủ tư cách pháp nhân. Dễ dàng thành lập cũng như thuận tiện trong việc quản lý.

>>> Có thể bạn quan tâm: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là gì?

Đặc điểm chung của 3 loại hình công ty phổ biến

  • Có đầy đủ tư cách pháp nhân
  • Chịu trách nhiệm hữu hạn trên số vốn điều lệ đã đăng ký

Thông tin chi tiết về các loại doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay

Ngay sau đây, Song Kim sẽ gởi đến quý bạn đọc những đặc điểm cơ bản các loại công ty phổ biến nhất hiện nay.
Danh sách các loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay
 

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (Công ty TNHH MTV)

Theo thống kê của Bộ Kế Hoạch Đầu Tư, công ty TNHH MTV là loại hình doanh nghiệp được đăng ký nhiều nhất (chiếm hơn 60% số lượng doanh nghiệp – thống kê tháng 03/2022). Công ty TNHH 1 thành viên được đăng ký nhiều nhất vì quy mô phù hợp với đa số các cá nhân kinh doanh. Có thể kể đến 1 số lý do sau đây:
  • Từ tâm lý ngại hùn hạp trong kinh doanh của người Việt
  • Quy mô kinh doanh của các cá nhân còn hạn chế nên việc mở công ty TNHH MTV là loại hình công ty được ưu tiên lựa chọn

Đặc điểm cơ bản của công ty TNHH MTV

Theo luật Doanh Nghiệp 2020, công ty TNHH MTV có các đặc điểm cơ bản sau đây:
  • Số lượng thành viên: 1 thành viên
  • Chủ sở hữu: có thể là cá nhân hoặc tổ chức
  • Công ty TNHH MTV là loại hình công ty không được phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu để huy động vốn.

>>> Bạn đang cần thành lập công ty tại Bến Tre, xem ngay TẠI ĐÂY

Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên (Công ty TNHH)

Tiếp đến các loại hình công ty được đăng ký phổ biến đó là công ty TNHH 2 thành viên trở lên. Với yêu cầu về số lượng thành viên góp vốn từ 2-50 thành viên, loại hình doanh nghiệp này thường được các cá nhân ưu tiên thành lập, khi có cùng 1 định hướng kinh doanh.

Đặc điểm cơ bản của công ty TNHH 2TV

  • Số lượng thành viên góp vốn: từ 02 đến 50 thành viên
  • Thành viên: có thể là cá nhân hoặc tổ chức
  • Tương tự với công ty TNHH MTV, công ty TNHH 2 thành viên không được quyền phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu.

>>> Bài phân tích chuyên sâu: Đặc điểm công ty TNHH

Công ty cổ phần (Công ty CP)

Công ty Cổ Phần có thể nói là loại hình công ty quy mô nhất trong 3 loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay. Vì được quyền phát hành chứng khoán như: cổ phiếu, trái phiếu,… để huy động vốn. Loại hình doanh nghiệp này phù hợp với các doanh chủ có nhu cầu huy động vốn hoặc đơn giản, muốn tạo bộ mặt “hoành tráng” với các đối tác.

Đặc điểm cơ bản của công ty cổ phần

  • Số lượng thành viên góp vốn: từ 03 thành viên trở lên
  • Thành viên: có thể là cá nhân hoặc tổ chức
  • Được quyền phát hành cổ phiếu, trái phiếu để huy động vốn.

>>> Bài phân tích chuyên sâu: Đặc điểm công ty cổ phần

So sánh các loại hình doanh nghiệp phổ biến

Sau đây, chúng tôi sẽ gởi đến quý bạn đọc bảng so sánh 3 loại hình công ty phổ biến này. Hy vọng, qua bảng so sánh này, sẽ giúp cho các bạn có thể phân biệt được các loại hình doanh nghiệp này 1 cách nhanh và chính xác nhất.
Đặc điểm CÔNG TY TNHH MTV CÔNG TY TNHH 2TV CÔNG TY CỔ PHẦN
GIỐNG NHAU
Đều chịu trách nhiệm hữu hạn trên số vốn điều lệ đăng ký – Đều có tư cách pháp nhân
KHÁC NHAU
Số lượng thành viên 01 chủ sở hữu Từ 02 – 50 thành viên Từ 03 cổ đông
Phát hành cổ phiếu Không Không Được
Cấu trúc vốn Do 1 cá nhân/tổ chức sở hữu Được chia thành nhiều phần không bằng nhau Được chia thành nhiều phần bằng nhau, được gọi là cổ phần
Trên đây là những thông tin chi tiết về các loại hình doanh nghiệp phổ biến tại Việt Nam. Dịch vụ mở công ty Song Kim hy vọng sau khi bạn tham khảo xong bài viết này, bạn đã lựa chọn được loại hình doanh nghiệp của riêng mình.
Zalo
X