Những rủi ro khi thành lập doanh nghiệp

Menu

Những rủi ro khi thành lập công ty mà bạn cần biết

15:59:48 16-10-2021 | Lượt xem: 3168

Trong nền kinh tế hội nhập toàn diện với thế giới, số lượng doanh nghiệp tại Việt Nam không ngừng gia tăng hàng ngày. Trong đó, số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm đến hơn 80%. Và đa số các doanh nghiệp này không được trang bị đầy đủ những kiến thức pháp luật liên quan, có thể xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh. Từ đó, dẫn đến việc doanh nghiệp sẽ gặp phải những rủi ro khi thành lập công ty. Vậy, sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp sẽ gặp những rủi ro gì. Và phải trang bị những kiến thức gì để hạn chế rủi ro trong quá trình vận hành doanh nghiệp? Hôm nay, mời bạn cùng Song Kim tìm hiểu một số rủi ro thường gặp khi thành lập doanh nghiệp.
Những rủi ro khi thành lập công ty mà bạn cần biết

Những rủi ro khi thành lập công ty

Rủi ro khi không lựa chọn đúng loại hình doanh nghiệp

Việc chọn đúng loại hình doanh nghiệp sẽ giúp hạn chế những rủi ro khi thành lập công ty. Khi chọn đúng loại hình doanh nghiệp, sẽ giúp hạn chế được những rủi ro sau đây:
  • Hạn chế được việc chịu trách nhiệm vô hạn bằng tài sản của cá nhân thành lập công ty
  • Hạn chế được việc tranh chấp về quyền điều hành, chồng chéo về tránh nhiệm trong cơ cấu tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp
  • Hạn chế được rủi ro về việc góp vốn, phân chia lợi nhuận
Hiện tại, theo luật doanh nghiệp số 59/2020/QH14, có 3 loại hình doanh nghiệp đang được ưu tiên lựa chọn khi thành lập công ty, đó là: công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên và công ty cổ phần. Với 3 loại hình này, chủ sở hữu hoặc các thành viên sáng lập chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn trên số vốn đăng ký. Từ đó, kiểm soát được rủi ro trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tin tức liên quan: Những điều cần biết trước khi thành lập công ty

Rủi ro khi đăng ký vốn điều lệ quá cao hay quá thấp

Đối với các cá nhân đã có kinh nghiệm trong việc mở công ty, việc đăng ký 1 số vốn điều lệ phù hợp với dự định kinh doanh luôn là yếu tố được đặt lên hàng đầu.

Rủi ro khi thành lập công ty có vốn điều lệ quá ít

Việc đăng ký số vốn điều lệ quá thấp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp. Khi đó, doanh nghiệp phải vay mượn thêm vốn lưu động để trang trải chi phí hoạt động của công ty. Từ đó, sinh ra các giao dịch liên kết, ảnh hưởng đến số thuế phải nộp của doanh nghiệp.
Ngoài ra, việc đăng ký vốn điều lệ quá ít sẽ ảnh hưởng đến khả năng ký kết các hợp đồng có giá trị lớn hơn vốn điều lệ. Qua đó, làm mất cơ hội kinh doanh.

Rủi ro khi đăng ký vốn điều lệ quá cao

Việc đăng ký vốn điều lệ quá cao so với tiềm lực thực tế của doanh nghiệp sẽ vi phạm quy định của pháp luật hiện hành. Vì đây là hành vi bị cấm theo luật doanh nghiệp 2020.
Bên cạnh đó, khi đăng ký vốn điều lệ quá cao, vượt xa khả năng tài chính thật sự của doanh nghiệp, sẽ làm tăng trách nhiệm của doanh nghiệp khi xảy ra sự cố ngoài ý muốn.

Rủi ro trong việc không chấp hành đúng quy định pháp luật về thuế

Sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trách nhiệm pháp lý của công ty đã được thành lập. Doanh nghiệp phải tuân theo các quy định của pháp luật về thuế hiện hành. Việc nắm rõ các loại tờ khai cần nộp, thời hạn nộp tờ khai, tiền thuế là điều bắt buộc. Nếu chủ doanh nghiệp không nắm rõ, hãy thuê kế toán toàn thời gian hoặc dịch vụ kế toán để thực hiện các công việc này. Hiện tại, mức phạt chậm nộp tờ khai, tiền thuế là rất cao, có thể lên đến 25 triệu đồng.

>>> Có thể bạn quan tâm: Những thủ tục cần làm sau khi thành lập công ty

Rủi ro về kế toán

Công việc kế toán, nhất là kế toán thuế là 1 công việc có tính chuyên môn cao. Nếu doanh nghiệp không tìm được 1 kế toán có kinh nghiệm và năng lực để thực hiện công việc, có thể sẽ xảy ra các rủi ro sau:
  • Thất thoát công nợ nếu kế toán không theo dõi, giám sát kỹ
  • Số sách kế toán sẽ không được hoàn thiện, dẫn đến rủi ro bị phạt khi có thanh kiểm tra từ cơ quan thuế
  • Báo cáo thuế không chính xác dẫn đến việc bị phạt vi phạm hành chính về thuế
  • Hạch toán sai, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp, phân bổ không hợp lý luôn là các rủi ro hiện hữu nếu kế toán không có đủ chuyên môn.
Ngoài các vấn đề trên, rủi ro khi thành lập doanh nghiệp còn có thể kể đến 1 số các rủi ro, tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh của từng doanh nghiệp như:
  • Rủi ro khi không chấp hành quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các công ty kinh doanh thực phẩm, nhà hàng.
  • Rủi ro khi không chấp hành quy định về phòng cháy chữa cháy
  • Rủi ro về vi phạm độc quyền thương hiệu hoặc bị mất thương hiệu do không đăng ký bảo hộ.
Trong tất cả các lĩnh vực, rủi ro là điều chắc chắn sẽ xảy ra nếu bạn không trang bị đầy đủ các kiến thức về lĩnh vực đó. Khi thành lập doanh nghiệp, chắc chắn rằng rủi ro còn lớn hơn nữa. Vì thế, hãy trang bị thật đầy đủ các kiến thức trước khi quyết định thành lập công ty. Dịch vụ mở công ty Song Kim chúc bạn tránh được những rủi ro không đáng có khi điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình!
Zalo
X