thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp

Menu

Các thủ tục cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp

17:44:08 12-05-2018 | Lượt xem: 1819

Sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, thì trách nhiệm pháp lý của các cổ đông/thành viên công ty đã chính thức được xác lập. Có rất nhiều công việc cần làm sau khi thành lập công ty mà chủ doanh nghiệp cần thực hiện. Việc không thực hiện có thể dẫn đến việc bị phạt đáng tiếc. Hôm nay, Sog Kim sẽ gởi đến các bạn các thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp đang được bắt buộc phải thực hiện.

Các thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp

Những việc cần làm sau khi thành lập công ty

Trong nội dung bài viết những việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp này, chúng tôi sẽ liệt kê các công việc từ lúc vừa nhận được GPKD đến khi công ty đi vào hoạt động.

Khắc con dấu tròn công ty

Các thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp

 
Khắc con dấu tròn doanh nghiệp là công việc đầu tiên mà bạn cần phải thực hiện. Hiện nay, với việc Luật Doanh Nghiệp 2020 đã có hiệu lực, doanh nghiệp được chủ động về số lượng, nội dung của con dấu tròn. Sau khi thực hiện việc khắc dấu, bạn có thể sử dụng được ngay mà không cần phải thực hiện thủ tục thông báo con dấu đến sở kế hoạch đầu tư.

>>> Có thể bạn quan tâm: Thủ tục khắc dấu công ty mới thành lập

Đặt bảng hiệu và treo bảng hiệu tại địa chỉ trụ sở chính

Thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp tiếp theo là treo bảng hiệu tại trụ sở chính của doanh nghiệp. Hiện nay, với cơ chế liên thông 1 cửa giữa Sở kế hoạch đầu tư (đơn vị cấp phép) và cơ quan thuế quản lý (đơn vị hậu kiểm), cơ quan thuế là cơ quan nhà nước sẽ kiểm tra tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Chính vì thế, bạn bắt buộc phải làm 1 bảng hiệu công ty để treo (gắn) trước địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp. Nội dung bảng hiệu cơ bản phải có các thông tin sau: tên doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính. Việc không treo bảng hiệu, có thể dẫn đến việc cơ quan thuế áp dụng tình trạng không hoạt động tại trụ sở chính (công ty bỏ trốn) đối với công ty của bạn. Và mức phạt đối với việc không hoạt động tại trụ sở là khá cao.

Kê khai thuế ban đầu tại cơ quan thuế quản lý

Các thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp

 
Như Song Kim đã trình bày ở trên, cơ quan thuế quản lý trực tiếp sẽ là đơn vị kiểm tra hoạt động của công ty bạn sau khi thành lập. Vì thế, việc kê khai thuế ban đầu tại cơ quan thuế quản lý chính là 1 trong các thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp bắt buộc phải làm sau khi nhận GPKD.
Bộ hồ ban đầu sẽ bao gồm các mẫu biểu sau:

  • Công văn đăng ký phương pháp trích khấu hao tài sản cố định
  • Công văn áp dụng hình thức kế toán
  • Công văn đăng ký áp dụng chế độ kế toán
  • Quyết định bổ nhiệm giám đốc, kế toán
  • Các văn bản khác tùy thuộc vào yêu cầu của cơ quan thuế quản lý

Lưu ý: Mỗi cơ quan thuế sẽ có yêu cầu về thủ tục, hồ sơ thuế ban đầu khác nhau. Bạn nên liên hệ trực tiếp bộ phận hỗ trợ người nộp thuế để được hướng dẫn

>>> Bạn sẽ cần: Hồ sơ kê khai thuế ban đầu – có đầy đủ mẫu biểu

Mua chữ ký số và đăng ký tài khoản thuế điện tử 

Từ năm 2013, việc nộp tờ khai thuế theo tháng/quý bắt buộc phải được thực hiện online thông qua website Thuế Điện Tử của Tổng Cục Thuế. Chữ ký số có thể được hiểu là chữ ký và con dấu của công ty bạn trên môi trường online. Việc đăng ký chữ ký số là 1 trong những việc cần làm sau khi thành lập công ty mà bạn phải thực hiện.
Khi có chữ ký số, bạn sẽ dùng chữ ký số này để đăng ký tài khoản thuế điện tử để có thể nộp tờ khai thuế online.

Đăng ký tài khoản ngân hàng và đăng ký nộp tiền thuế điện tử

Theo quy định của Luật Quản Lý Thuế hiện hành, đối với những hóa đơn từ 20 triệu trở lên, bắt buộc doanh nghiệp phải thực hiện chuyển khoản từ tài khoản công ty bên mua đến tài khoản công ty bên bán. Chính vì thế, việc mở tài khoản ngân hàng của công ty chính là 1 việc không thể thiếu trong các việc cần làm sau khi thành lập công ty.
Với việc đơn giản hóa thủ tục hành chính về thuế, từ năm 2018, cơ quan thuế đã tiến hành đồng bộ hóa hệ thống thu tiền thuế với hầu hết các ngân hàng đang hoạt động tại Việt Nam. Vì thế, hãy dùng số tài khoản ngân hàng vừa mở để đăng ký dịch vụ nộp tiền thuế điện tử. Việc này sẽ giúp bạn thuận tiện hơn trong việc nộp tiền thuế (không cần đến ngân hàng, kho bạc để nộp tiền thuế)

Mua và phát hành hóa đơn điện tử

Các thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp

 
Việc mua, phát hành hóa đơn điện tử không bắt buộc trong những việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp. Nhưng bạn hãy đăng ký mua và nộp luôn quyết định sử dụng hóa đơn điện tử để có thể chủ động việc xuất hóa đơn khi công ty phát sinh doanh thu. Hóa đơn điện tử không có thời hạn sử dụng nên bạn có thể yên tâm là khi phát hành và không sử dụng, hóa đơn điện tử của bạn vẫn còn đó.
Lưu ý: Từ năm 2022, việc sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế đã được áp dụng trên toàn quốc. Hãy lựa chọn các nhà cung cấp hóa đơn điện tử có sẵn đường truyền để thuận tiện hơn trong việc xuất hóa đơn

Góp vốn đúng thời hạn quy định

Đối với mọi loại hình doanh nghiệp, thời hạn góp vốn điều lệ là 90 ngày kể từ ngày nhận được giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nếu sau 90 ngày, các cổ đông/thành viên/chủ sở hữu không góp đủ vốn điều lệ, bắt buộc phải thực hiện thủ tục giảm vốn đúng theo quy định tại Luật Doanh Nghiệp 2020. Chính vì thế, việc góp đủ vốn điều lệ là thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp bắt buộc bạn phải tuân thủ.

>>> Xem thêm: vốn điều lệ là gì? Thời hạn góp vốn điều lệ

Nộp tờ khai và báo cáo thuế đúng hạn

Các thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp


Nộp tờ khai đúng hạn là 1 trong các thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp bắt buộc bạn phải biết và thực hiện đúng hạn. Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 đã quy định rõ việc nộp tờ khai thuế là bắt buộc, cho dù công ty bạn có phát sinh hoạt động hay không? Việc không nộp hoặc nộp trễ tờ khai thuế sẽ bị phạt rất nặng, có thể lên đến 25 triệu đồng.

>>> Có thể bạn quan tâm: Thời hạn nộp tờ khai và tiền thuế mới nhất

Một số câu hỏi thường gặp về những việc cần làm sau khi thành lập công ty

Sau đây, Song Kim gởi đến các bạn một số thắc mắc thường gặp của các chủ doanh nghiệp sau khi thành lập công ty. Mời các bạn cùng chúng tôi tham khảo qua nội dung sau đây.
Hỏi: Tôi đã làm xong con dấu tròn của công ty, tôi cần thông báo sử dụng con dấu với cơ quan nào?

Đáp: Theo Luật Doanh Nghiệp 2020, doanh nghiệp sẽ chủ động trong việc sử dụng con dấu. Vì thế, từ năm 2021, doanh nghiệp không cần thực hiện thủ tục thông báo mẫu dấu với sở kế hoạch đầu tư.

Hỏi: Tôi có cần treo bảng hiệu tại trụ sở công ty hay không?

Đáp: . Việc treo bảng hiệu tại trụ sở chính công ty là bắt buộc. Bảng hiệu công ty bắt buộc phải có ít nhất 3 thông tin sau: tên công ty, địa chỉ và mã số thuế

Hỏi: Chữ ký số công ty dùng để làm gì?

Đáp: Việc mua chữ ký số là 1 trong các thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp bắt buộc bạn phải thực hiện. Vì có chữ ký số bạn mới có thể nộp được các loại tờ khai thuế, nộp tiền thuế và xuất hóa đơn.

Hỏi: Tôi mở công ty nhưng chưa hoạt động, có bắt buộc phải nộp tờ khai thuế hay không?

Đáp: Việc nộp tờ khai thuế là thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp bắt buộc bạn phải thực hiện. Kể cả công ty của bạn có hoạt động hay không?

Trên đây là những việc cần làm sau khi thành lập công ty bắt buộc bạn phải thực hiện. Dịch vụ thành lập doanh nghiệp Song Kim chúc các bạn thành công.

Zalo
X