Lãi vay ngân hàng

Menu

Phân loại lãi suất và cách tính lãi vay ngân hàng

19:36:18 26-12-2022 | Lượt xem: 1086

Khi có nhu cầu vay vốn thì lãi vay ngân hàng là thông tin quan trọng nhất mà người vay cần quan tâm. Để lựa chọn khoản vay phù hợp, người vay cần phải hiểu rõ về các loại lãi suất, cách tính lãi vay và những điều cần lưu ý khi vay ngân hàng. 
Thông tin chi tiết về lãi suất vay ngân hàng được ketoansongkim.vn tổng hợp trong bài viết dưới đây. 

Lãi vay ngân hàng là gì? 

Phân loại lãi suất và cách tính lãi vay ngân hàng
 
Lãi vay ngân hàng là khoản phí do ngân hàng thu khi hỗ trợ cá nhân hoặc tổ chức vay vốn tài chính. Lãi vay sẽ tính bằng tỷ lệ phần trăm số tiền vay trong một khoảng thời gian nhất định( theo tháng hoặc theo năm). Ngân hàng quyết định lãi vay không vượt quá mức lãi tối đa theo quy định của ngân hàng nhà nước.
Theo Điều 91, Luật tổ chức tín dụng năm 2020, nhà nước quy định:
  • Các ngân hàng có quyền được quyết định mức lãi suất và phải niêm yết công khai lãi suất vay.
  • Người vay và khách hàng có thể thỏa thuận đến thống nhất về lãi suất vay, phí cấp tín dụng, tuân thủ theo quy định của pháp luật.. 
  • Nếu hoạt động ngân hàng xảy ra những vấn đề bất thường, khi đó để đảm bảo sự an toàn của toàn hệ thống thì ngân hàng nhà nước có quyền quyết định cơ chế xác định lãi suất và phí dịch vụ trong hoạt động ngân hàng. 
Theo quyết định 1813-QĐ-NHNN năm 2022, lãi suất cho vay ngắn hạn được quy định như sau:
  • Ngân hàng áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa là 5.5%/năm.
  • Quỹ tín dụng nhân dân và tổ chức tài chính áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa 6,5%/năm.
  • Khách hàng không thanh toán lãi đúng hạn sẽ bị phạt lãi chậm trả không vượt quá 10%/năm tính theo số dư nợ chậm trả ứng với thời gian chậm trả. 
  • Khách hàng nợ quá hạn sẽ bị phạt lãi suất quá hạn không vượt quá 150% lãi suất vay trên dư nợ gốc quá hạn tương ứng với thời gian quá hạn. 
>>> Có thể bạn quan tâm: dịch vụ thay đổi GPKD tại TPHCM

Phân loại lãi suất vay ngân hàng 

Phân loại lãi suất và cách tính lãi vay ngân hàng
 
Lãi vay ngân hàng có 3 loại khác nhau là lãi suất cố định, lãi suất thả nổi và lãi suất hỗn hợp. 

Lãi suất cố định

Lãi suất cố định là lãi suất được quyết định ở mốc cụ thể, ghi rõ trong hợp đồng vay. Khách hàng vay vốn theo lãi suất cố định có ưu điểm là lãi suất sẽ không biến động theo lãi thị trường. Lãi suất cố định thường được ngân hàng áp dụng cho những khoản vay ngắn hạn, không thay đổi trong suốt thời gian vay. 

Lãi suất thả nổi

Lãi suất thả nổi là lãi suất được điều chỉnh định kỳ ( ví dụ điều chỉnh 3 tháng 1 lần, 6 tháng 1 lần hoặc 1 năm 1 lần…) Tại mỗi kỳ điều chỉnh, lãi suất sẽ được thay đổi dựa theo lãi thị trường. Ngân hàng thường quy định lãi suất thả nổi thấp hơn lãi suất cố định. Tuy nhiên, trong những lần điều chỉnh của ngân hàng, theo lãi suất tham chiếu hoặc chỉ số lạm phát thì lãi suất thả nổi có thể cao hơn lãi suất cố định.  

Lãi suất hỗn hợp 

Khoản vay tính theo lãi suất thả nổi tức là khoản vay được áp dụng lãi suất cố định trong thời gian đầu. Kết thúc khoản thời gian đó, ngân hàng sẽ tính theo lãi suất thả nổi dựa trên lãi suất thị trường. Lãi suất hỗn hợp thường được ngân hàng áp dụng với những khoản vay thế chấp dài hạn. Ví dụ, khi bạn vay mua nhà, ngân hàng sẽ áp dụng lãi suất cố định là 8,5%/năm trong thời gian 12 tháng đầu. Từ tháng thứ 13 trở đi, lãi suất khoản vay sẽ được thả nổi theo lãi thị trường. 
>>> Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ thành lập doanh nghiệp TPHCM

Hướng dẫn tính lãi suất vay vốn ngân hàng

 
Có 2 cách để tính lãi suất vay ngân hàng là tính theo dư nợ gốc hoặc tính theo dư nợ giảm dần. Cụ thể như sau:

Tính lãi vay theo dư nợ gốc

Khi tính lãi vay theo dư nợ gốc thì số tiền lãi phải trả hàng tháng không thay đổi trong suốt thời gian vay. 
Công thức tính lãi suất vay ngân hàng theo dư nợ gốc là:
Tiền lãi =  Số tiền vay x lãi suất vay theo tháng 
Ví dụ: khách hàng A vay ngân hàng 100 triệu đồng, trong 24 tháng với lãi suất cố định 12%/năm. Như vậy, tiền lãi hàng tháng mà bạn A phải thanh toán cho ngân hàng là: 100 triệu x 12%12= 1 triệu đồng/ tháng. 
Số tiền gốc mỗi tháng phải trả = 100 : 24 = 4.17 triệu/tháng. 
Tổng số tiền cả gốc và lãi phải trả hàng tháng = 4,17 +1 = 5,17 triệu/tháng

Tính lãi vay theo dư nợ giảm dần

Lãi vay tính theo dư nợ giảm dần tức là tiền lãi tính theo dư nợ vay thực tế từng tháng. Vì mỗi tháng bạn đều thanh toán tiền gốc do đó khi tính lãi theo dư nợ gốc giảm dần thì tiền lãi cũng sẽ giảm dần. 
Công thức tính lãi theo dư nợ giảm dần như sau: 
- Số tiền gốc tháng phải trả hàng tháng = Số tiền vay/Số tháng vay
- Tiền lãi phải trả tháng đầu = Số tiền gốc vay x Lãi suất vay( tính theo tháng)
- Tiền lãi phải trả tháng thứ 2 = ( Số tiền vay - dư nợ gốc đã thanh toán tháng đầu) x lãi suất vay
- Tiền lãi phải trả tháng thứ n = Dư nợ gốc còn lại x lãi suất vay 
Ví dụ: khách hàng B vay ngân hàng 100 triệu, trong 24 tháng theo dư nợ giảm dần với lãi suất là 12%/năm. 
- Số tiền gốc phải trả hàng tháng = 100 triệu : 24 tháng = 4,17 triệu.
- Số tiền lãi phải trả tháng đầu = 100 triệu x12% : 12 = 1 triệu đồng. 
- Số tiền lãi phải trả tháng thứ 2 = ( 100 triệu - 4,17 triệu) x 12% : 12 = 0,958 triệu.
- Số tiền lãi phải trả tháng thứ 3 = ( 100 triệu - 4,17 triệu x2) x 12% : 12 = 0,9166 triệu. 
- Số tiền lãi phải trả tháng thứ 4 = ( 100 triệu - 4,17 triệu x3) x 12% : 12 = 0,875 triệu.
>>> Bài viết cùng chuyên mục: Giao dịch liên kết là gì?

Bảng lãi suất vay ngân hàng cập nhật mới nhất 2023

Lãi suất vay thế chấp ngân hàng cập nhật mới nhất 

STT Ngân hàng Lãi suất ưu đãi (%/năm) Tỷ lệ cho vay tối đa (%) Kỳ hạn vay tối đa (năm)
1 MSB 4,99 90 35
2 PVcomBank 5 85 20
3 TPBank 5,9 90 30
4 Ngân hàng Phương Đông 6,99 100 12
5 BIDV 7,7 100 20
6 HSBC 7,75 70 25
7 SCB 7,9 100 25
8 Woori Bank 10 80 30
9 Techcombank 10,59 70 35
10 UOB 10,7 75 25
11 Shinhan Bank 10,9 70 30
12 Hong Leong Bank 13 80 25
Ghi chú: Lãi suất vay thế chấp ở trên có giá trị tại thời điểm viết bài. Để biết chính xác lãi vay tín chấp, vui lòng liên hệ trực tiếp với ngân hàng vay để có thông tin chi tiết.

Lãi suất vay tín chấp ngân hàng cập nhật mới nhất 2023

 
Ngân hàng Lãi suất ưu đãi (%/năm) Hạn mức tối đa
MSB 12 - 15,96 500 triệu đồng
Shinhan Bank 16,92 900 triệu đồng
VPBank 14 500 triệu đồng
VIB 16 400 - 600 triệu đồng
ACB 12 - 13 (tính theo dư nợ ban đầu)
21 - 23 (tính theo dư nợ giảm dần)
500 triệu đồng
BIDV Chỉ từ 9 500 triệu đồng
Vietcombank 10,8 – 15,6 Tối đa 1 tỷ đồng
VietinBank 9,6 300 triệu đồng
TPBank 8,7 - 8,9 300 triệu đồng
VietCapital Bank Từ 11,8 200 triệu đồng
Ghi chú: Lãi suất vay tín chấp ở trên có giá trị tại thời điểm viết bài. Để biết chính xác lãi vay tín chấp, vui lòng liên hệ trực tiếp với ngân hàng vay để có thông tin chi tiết.

Những điều cần lưu ý về lãi vay ngân hàng

Khi vay vốn ngân hàng, người vay cần chú ý những điều sau:
  • Vay thế chấp sẽ thấp hơn vay tín chấp.
  • Ngân hàng thường áp dụng lãi suất cố định với khoản vay tín chấp, lãi hỗn hợp cho khoản vay thế chấp.
  • Khách hàng có hồ sơ tín dụng đẹp, thu nhập tốt, sẽ được ngân hàng cho vay với mức lãi thấp. Khách hàng đã từng chậm trả, thu nhập không ổn định, bị ngân hàng đánh giá khoản vay có rủi ro thì lãi suất sẽ cao. 
  • Trước khi ký hợp đồng vay, bạn nên tìm hiểu về gói vay, đọc kỹ hợp đồng vay, cân nhắc lãi suất vay so với khả năng tài chính của cá nhân để đảm bảo có thể thanh toán đúng hạn. Tránh dính nợ xấu, nợ chú ý, sẽ rất khó vay ngân hàng những lần sau.
  • Tính toán số tiền vay, phương án sử dụng tiền vốn vay, thu nhập ổn định hàng tháng của mình trước khi quyết định vay ngân hàng. 
Tổng kết 
Qua bài viết này, ketoansongkim hi vọng khách hàng đã phân biệt được các loại lãi suất và biết cách tính lãi vay ngân hàng. Từ đó khách hàng có thể lựa chọn gói vay phù hợp để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hoặc đầu tư kinh doanh.
Zalo
X