Ngân hàng và các tổ chức tín dụng trên thị trường hiện nay đang hỗ trợ 2 hình thức vay vốn. Đó là vay tín chấp và vay thế chấp. Để hiểu rõ hơn về khái niệm thế chấp là gì? Tín chấp là gì? Phân biệt vay thế chấp và vay tín chấp như thế nào? Hãy cùng ketoansongkim.vn giải đáp trong bài viết dưới đây.
Tín chấp là gì?
Tín chấp, được hiểu nôm na là dùng uy tín cá nhân, công ty của bạn để làm tin. Chính vì thế, khi có khó khăn về tài chính và cần giải ngân nhanh, khách hàng thường lựa chọn hình thức vay tín chấp. Đây là hình thức vay phổ biến tại rất nhiều công ty tài chính và tổ chức tín dụng.
Vay tín chấp là gì?
Vay tín chấp là hình thức vay không cần tài sản đảm bảo. Đơn vị cho vay sẽ phê duyệt khoản vay dựa trên uy tín của khách hàng, được đánh giá qua lịch sử tín dụng, nguồn thu nhập và công việc. Khách hàng có thể đăng ký vay trực tiếp hoặc vay online trên website/ứng dụng của bên đơn vị cho vay.
Các hình thức vay tín chấp
Bạn có thể đăng ký vay tín chấp bằng những phương thức như:
- Vay tín chấp theo bảng lương.
- Vay tín chấp qua sổ hộ khẩu và bảo hiểm y tế.
- Vay tín chấp theo hợp đồng vay cũ.
- Vay tín chấp theo bảo hiểm nhân thọ.
- Vay tín chấp qua hóa đơn điện/internet.
- Vay tín chấp trả góp mua điện máy/điện thoại
- Vay nhanh online qua ứng dụng tài chính.
Ưu nhược điểm của vay tín chấp
Vay tín chấp có ưu điểm là không cần tài sản đảm bảo, thủ tục đơn giản, phê duyệt giải ngân nhanh, trả góp thời hạn linh hoạt, hỗ trợ nhu cầu tiêu dùng/ kinh doanh.
Tuy nhiên, lãi suất vay tín chấp sẽ cao hơn vay thế chấp và hạn mức vay tín chấp sẽ không quá cao, không phù hợp với những khách hàng cần số tiền lớn để đầu tư kinh doanh. Thời gian vay tín chấp từ 3-6 tháng cho đến tối đa 48 tháng.
Điều kiện vay tín chấp
Để được hỗ trợ vay tín chấp, khách hàng cần đáp ứng được các điều kiện:
- Công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
- Có giấy tờ tùy thân còn hiệu lực.
- Có công việc và nguồn thu nhập ổn định.
- Không nợ xấu/ nợ chú ý.
- Có thể chứng minh thu nhập, đứng tên bảo hiểm nhân thọ, đứng tên trên hóa đơn điện/internet, có hợp đồng tín dụng cũ.
Thế chấp là gì?
Trái ngược với tín chấp, thế chấp là việc khách hàng sẽ phải có tài sản để thay thế khoản vay. Đa số các ngân hàng trên thị trường đều hỗ trợ khoản vay thế chấp cho khách hàng có nhu cầu vay hạn mức cao, trả góp thời gian dài.
Vay thế chấp là gì?
Vay thế chấp là hình thức vay vốn khách hàng sử dụng tài sản đảm bảo của mình để thế chấp. Tài sản thế chấp có thể là sổ đỏ/sổ hồng, xe ô tô, giấy tờ có giá trị…Ngân hàng sẽ phê duyệt khoản vay dựa trên giá trị của tài sản đảm bảo, lịch sử tín dụng và năng lực tài chính của người vay.
Các hình thức vay thế chấp
Khách hàng có thể lựa chọn một trong các hình thức thế chấp như:
- Vay thế chấp mua nhà, mua chung cư, mua bất động sản.
- Vay thế chấp xây sửa nhà.
- Vay thế chấp mua xe ô tô.
- Vay thế chấp để đầu tư kinh doanh sản xuất, tiêu dùng, du học.
Ưu nhược điểm vay thế chấp
Khi vay thế chấp có tài sản đảm bảo, khách hàng sẽ được hỗ trợ
hạn mức vay cao ( tối đa 70% đến 100% giá trị tài sản), thời gian trả góp dài hạn tới 25 năm và lãi suất vay ưu đãi, thấp hơn lãi suất vay tín chấp.
Vay thế chấp sẽ yêu cầu người vay phải chuẩn bịkhá nhiều thủ tục, phải đứng tên trên tài sản đảm bảo để thế chấp, quy trình thẩm định và phê duyệt khắt khe, thời gian phê duyệt giải ngân lâu từ 7-10 ngày.
Điều kiện vay thế chấp
Các ngân hàng yêu cầu khách hàng vay thế chấp đáp ứng điều kiện là:
- Công dân Việt Nam đang tạm trú hoặc thường trú tại nơi có phòng giao dịch/ chi nhánh của ngân hàng.
- Đứng tên hợp pháp sở hữu tài sản đảm bảo có giá trị.
- Không có lịch sử nợ xấu, nợ chú ý.
- Có công việc thu nhập ổn định, đảm bảo đủ khả năng trả nợ.
- Có phương án sử dụng vốn và kế hoạch thanh toán chi tiết, rõ ràng, hiệu quả và hợp pháp.
Sự khác nhau giữa vay tín chấp và vay thế chấp
Để phân biệt vay tín chấp và vay thế chấp, chúng ta sẽ đánh giá dựa theo các tiêu chí trong bảng sau:
Tiêu chí |
Vay thế chấp |
Vay tín chấp |
Đặc điểm |
Có tài sản đảm bảo |
Không tài sản đảm bảo |
Lãi suất |
Thấp (từ 7% đến 11%/năm) |
Cao hơn thế chấp ( từ 12% đến 20%/năm) |
Hạn mức |
Từ 70 - 100% giá trị tài sản đảm bảo, có thể lên tới vài tỷ - vài chục tỷ đồng |
Thấp hơn thế chấp ( gấp 12 -15 lần lương, tối đa 500 triệu) |
Kỳ hạn |
5 năm đến 25 năm |
6 tháng đến 48 tháng |
Thời gian thẩm định |
Lâu, 7-10 ngày |
Nhanh 3-5 ngày |
Thủ tục |
Nhiều hồ sơ giấy tờ |
Hồ sơ đơn giản |
Nên chọn vay thế chấp hay vay tín chấp?
Khách hàng lựa chọn vay thế chấp hoặc vay tín chấp tùy thuộc vào nhu cầu. Theo đó:
- Khi bạn cần vay vốn tiêu dùng, mua sắm, số tiền không quá lớn, giải ngân nhanh, thủ tục đơn giản thì nên đăng ký vay tín chấp.
- Khi bạn cần vay số tiền lớn để mua bất động sản, đầu tư kinh doanh.. thì nên chọn vay thế chấp tài sản có giá trị.
Bảng lãi suất vay tín chấp - vay thế chấp ngân hàng năm 2023
Dưới đây là bảng lãi suất vay thế chấp - tín chấp tại một số ngân hàng được cập nhật mới nhất 2023
Ngân hàng |
Vay tín chấp |
Vay thế chấp |
Techcombank |
13,78% – 16,00%/năm |
7,49%/năm |
VPBank |
16,0%/năm |
6,9% |
ACB |
17.9%/năm |
9,0% |
TPBank |
10,8% đến 17%/năm |
6,4%/năm |
HDBank |
24%/năm |
6,8% |
Sacombank |
9,6%/năm |
8,5%/năm |
VIB |
17% |
8,3%/năm |
SHB |
15% |
8,5% |
OCB |
21% |
5,99% |
MSB |
9.6% – 15.6%/năm |
5,99% |
Tổng kết
Hy vọng qua bài viết mà Song Kim đã chia sẻ, khách hàng đã nắm được khái niệm thế chấp là gì, tín chấp là gì. Và từ những ưu nhược điểm của 2 hình thức này, khách hàng có thể lựa chọn được gói vay phù hợp, giải quyết nhu cầu tài chính cá nhân.