Hóa đơn điện tử theo thông tư 78 là khái niệm được các doanh nghiệp quan tâm gần đây trong quá trình chuyển đổi hóa đơn điện tử theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 78/2021/TT-BTC. Vậy,
các loại hóa đơn điện tử theo thông tư 78/2021/TT-BTC bao gồm những loại nào? Và doanh nghiệp cần lưu ý những nội dung gì khi chuyển đổi sang sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định mới? Mời bạn cùng Song Kim tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau.
Các loại hóa đơn điện tử mới nhất theo Thông tư 78
Hóa đơn điện tử được quy định theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 78/2021/TT-BTC là
“hóa đơn có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập bằng phương tiện điện tử để ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về thuế, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế”.
Như vậy, từ những quy định tại Nghị định 123 và Thông tư 78, chúng ta có thể thấy có 2 loại hóa đơn điện tử, đó là: hóa đơn điện tử có mã và hóa đơn điện tử không có mã xác thực của cơ quan thuế. Chi tiết về từng loại hóa đơn được quy định cụ thể như sau:
Hóa đơn điện tử có mã xác thực là gì?
- Hóa đơn điện tử có mã xác thực hay còn được gọi là hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế là “hóa đơn điện tử được cơ quan thuế cấp mã trước khi tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua.”
- Mã của cơ quan thuế trên hóa đơn điện tử bao gồm số giao dịch là một dãy số duy nhất do hệ thống của cơ quan thuế tạo ra và một chuỗi ký tự được cơ quan thuế mã hóa dựa trên thông tin của người bán lập trên hóa đơn.
Hóa đơn điện tử không có mã là gì?
Hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế là “hóa đơn điện tử do tổ chức bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua không có mã của cơ quan thuế”.
Các điểm mới quy định về hóa đơn điện tử có mã xác thực theo thông tư 78
1. Doanh nghiệp có thể ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử (Theo Điều 3 Thông tư 78/2021/TT-BTC)
Người bán được quyền ủy nhiệm cho bên thứ ba là bên có quan hệ liên kết với người bán, là đối tượng đủ điều kiện sử dụng hóa đơn điện tử để lập hóa đơn điện tử cho bên mua. Việc ủy nhiệm lập hóa đơn tuân thủ các quy định sau:
- Phải lập hợp đồng hoặc thỏa thuận về việc ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử.
- Doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan thuế về việc ủy nhiệm khi đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử.
- Hóa đơn điện tử do tổ chức được ủy nhiệm lập là hóa đơn điện tử có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế và phải thể hiện tên, địa chỉ, mã số thuế của bên ủy nhiệm và tên, địa chỉ, mã số thuế của bên nhận ủy nhiệm.
- Bên ủy nhiệm và bên nhận ủy nhiệm có trách nhiệm thông báo công khai về việc ủy nhiệm lập hóa đơn.
- Trường hợp hóa đơn ủy nhiệm là hóa đơn điện tử không có mã thì bên ủy nhiệm phải chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
2. Quy định về hình thức hóa đơn điện tử theo thông tư 78 bao gồm ký hiệu mẫu số, ký hiệu hóa đơn, tên liên hóa đơn (Theo Điều 4 Thông tư 78/2021/TT-BTC)
- Ký hiệu mẫu số hóa đơn điện tử là ký tự có một chữ số tự nhiên là các số tự nhiên 1, 2, 3, 4, 5, 6 để phản ánh theo từng loại hóa đơn điện tử:
- Ký hiệu hóa đơn điện tử là nhóm 6 ký tự gồm cả chữ viết và chữ số thể hiện ký hiệu hóa đơn điện tử để phản ánh các thông tin về hóa đơn điện tử.
- Tại bản thể hiện, ký hiệu hóa đơn điện tử và ký hiệu mẫu số hóa đơn điện tử được thể hiện ở phía trên bên phải của hóa đơn (hoặc ở vị trí dễ nhận biết).
3. Chuyển đổi áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế (Theo Điều 5 Thông tư 78/2021/TT-BTC)
- Doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn điện tử không có mã nếu có nhu cầu chuyển đổi áp dụng hóa đơn điện tử có mã thì thực hiện thay đổi thông tin sử dụng hóa đơn điện tử với cơ quan thuế.
- Người nộp thuế thuộc đối tượng sử dụng hóa đơn điện tử không có mã nếu thuộc trường hợp được xác định rủi ro cao về thuế thì phải chuyển đổi sang áp dụng hóa đơn điện tử có mã. Thời gian thực hiện: trong thời gian mười (10) ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế phát hành thông báo.
4. Áp dụng hóa đơn điện tử đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh (Theo Điều 6 Thông tư 78/2021/TT-BTC)
- Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai phải sử dụng hóa đơn điện tử.
- Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán nếu có yêu cầu sử dụng hóa đơn thì cơ quan thuế cấp lẻ hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh.
- Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh khai thuế theo từng lần phát sinh nếu có yêu cầu sử dụng hóa đơn thì cơ quan thuế cấp lẻ hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh.
5. Hướng dẫn xử lý hóa đơn điện tử sai sót trong một số trường hợp (Theo Điều 7 Thông tư 78/2021/TT-BTC)
- Hướng dẫn về việc sử dụng Mẫu số 04/SS-HĐĐT thông báo việc điều chỉnh hóa đơn điện tử có sai sót đến cơ quan thuế trong trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải cấp lại mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn cần điều chỉnh hoặc thay thế.
- Xử lý hóa đơn trường hợp người bán hủy hóa đơn điện tử đã lập khi thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ: người bán thực hiện đã lập và thông báo với cơ quan thuế về việc hủy hóa đơn theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT tại Phụ lục IA.
- Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có sai sót và người bán đã xử lý theo hình thức điều chỉnh hoặc thay thế, sau đó lại phát hiện hóa đơn tiếp tục có sai sót: các lần xử lý tiếp theo người bán sẽ thực hiện theo hình thức đã áp dụng khi xử lý sai sót lần đầu.
- Trường hợp hóa đơn điện tử được lập không có ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn có sai sót thì người bán chỉ thực hiện điều chỉnh mà không thực hiện hủy hoặc thay thế.
- Đối với nội dung về giá trị trên hóa đơn có sai sót thì: điều chỉnh tăng (ghi dấu dương), điều chỉnh giảm (ghi dấu âm) đúng với thực tế điều chỉnh.
6. Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế (Theo Điều 8 Thông tư 78/2021/TT-BTC)
- Doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai có hoạt động kinh doanh phục vụ trực tiếp đến người tiêu dùng được lựa chọn sử dụng hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền hoặc hóa đơn điện tử có mã, hóa đơn điện tử không có mã.
- Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế được khởi tạo từ máy tính tiền có các nội dung sau đây: Tên, địa chỉ, mã số thuế người bán; Thông tin người mua nếu người mua yêu cầu; Tên hàng hóa, dịch vụ, đơn giá, số lượng, giá thanh toán, thuế GTGT,..; Thời điểm lập hóa đơn; Mã của cơ quan thuế.
Trên đây là những điểm mới nhất về quy định hóa đơn điện tử có mã mới nhất theo thông tư 78. Việc nắm rõ các quy định trên sẽ giúp quá trình chuyển đổi hóa đơn điện tử của doanh nghiệp trở nên thuận lợi hơn.
Song Kim chúc các bạn thành công