Tập đoàn

Menu

Tập đoàn là gì? Cơ cấu tổ chức, điều kiện thành lập tập đoàn

20:26:19 07-01-2023 | Lượt xem: 12918

Chúng ta vẫn thường nghe tên các tập đoàn như tập đoàn Vingroup, tập đoàn viễn thông quân đội Viettel, tập đoàn FPT… Vậy tập đoàn là gì? Tập đoàn được tổ chức theo cơ cấu như thế nào? Để thành lập tập đoàn thì doanh nghiệp cần đáp ứng điều kiện nào? Hãy cùng Song Kim tìm hiểu thông tin trong bài viết sau. 

Tập đoàn là gì?

 
Tập đoàn là gì? Cơ cấu tổ chức, điều kiện thành lập tập đoàn

Tập đoàn tên tiếng Anh là Corporation hoặc Group. Theo điều 194, Luật doanh nghiệp năm 2020, tập đoàn kinh tế là nhóm các công ty có mối quan hệ với nhau qua cổ phần, vốn góp hoặc những liên kết khác.
Theo khoản 1, điều 2, nghị định 69/2014/NĐ-CP, tập đoàn kinh tế và tổng công ty có công ty mẹ sẽ được tổ chức theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên do Nhà nước sở hữu hoặc công ty mẹ là công ty cổ phần, công ty TNHH 2 hai thành viên trở lên hoạt động có cổ phần và vốn góp chi phối nhà nước. 
Công ty con sẽ không được đầu tư góp vốn hoặc mua lại cổ phần của công ty mẹ. Những công ty con thuộc cùng 1 công ty mẹ sẽ không được phép cùng góp vốn hay mua cổ phần của nhau để tránh ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh sản xuất của công ty.
Theo đó, những trường hợp có thể gọi một công ty là công ty mẹ là:
  • Hơn 50% vốn điều lệ hoặc tổng cổ phần phổ thông của công ty con sẽ do công ty mẹ sở hữu.
  • Những công ty con sẽ chịu sự quản lý của công ty mẹ. Công ty mẹ có quyền quyết định bổ nhiệm một vài thành viên hoặc tất cả thành viên của hội đồng quản trị (đối với công ty cổ phần), bổ nhiệm Giám đốc - Tổng giám đốc của công ty.
  • Nếu công ty mẹ sở hữu trên 50%  cổ phần công ty con thì công ty mẹ sẽ có quyền sửa đổi hoặc bổ sung Điều lệ công ty theo tình hình hoạt động phát triển của công ty.

Đặc điểm của tập đoàn

Tập đoàn là gì? Cơ cấu tổ chức, điều kiện thành lập tập đoàn
 
Tập đoàn có những đặc điểm là:
  • Tập đoàn kinh tế và tổng công ty không được coi là 1 loại hình doanh nghiệp, do đó không có tư cách pháp nhân và không phải đăng ký thành lập.
  • Tập đoàn hoạt động theo hình thức công ty mẹ và công ty con thì cả công ty mẹ và công ty con đều có tư cách pháp nhân, có đầy đủ quyền và nghĩa vụ của những doanh nghiệp độc lập theo quy định của pháp luật. 
  • Thành lập tập đoàn kinh tế sẽ do cơ quan Chính phủ lựa chọn và đề nghị, phải được thông qua đề án thành lập dựa trên quyết định thành lập của Thủ tướng chính phủ. 
  • Một tập đoàn kinh tế thường có tên bắt đầu bằng cụm từ “Tập đoàn” nhưng không bắt buộc phải có từ này. 

Cơ cấu tổ chức của tập đoàn

Tập đoàn là gì? Cơ cấu tổ chức, điều kiện thành lập tập đoàn
 
Theo nghị định 69/2014/NĐ-CP, tại khoản 1 điều 4 quy định, tập đoàn kinh tế bao gồm nhóm các công ty mẹ, công ty liên kết và các doanh nghiệp thành viên. Tại khoản 3 điều 4 của nghị định cũng quy định, tập đoàn kinh tế có không quá 3 cấp doanh nghiệp với cơ cấu gồm:
  • Công ty mẹ - là doanh nghiệp cấp I, do nhà nước nắm 100% vốn điều lệ và có quyền chi phối hoạt động của công ty. 
  • Công ty con của doanh nghiệp cấp I - là doanh nghiệp cấp II, do công ty mẹ nắm quyền chi phối. 
  • Công ty con của doanh nghiệp cấp II - là doanh nghiệp cấp III, do doanh nghiệp cấp II nắm quyền chi phối.

Điều kiện thành lập tập đoàn kinh tế

Chuyển từ công ty thành tập đoàn kinh tế

Điều kiện chuyển từ công ty thành tập đoàn kinh tế thì công ty cần đáp ứng điều kiện là::
  • Công ty được phép hoạt động trong phạm vi trong nước và nước ngoài.
  • Hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm liên tiếp phát triển tốt, có lợi nhuận. 
  • Tài chính doanh nghiệp luôn ổn định, luôn ở mức an toàn, có phương án huy động vốn khả thi, đảm bảo luôn đủ vốn để duy trì hoạt động các công ty con và công ty liên kết. 
  • Trình độ, kinh nghiệm nguồn nhân lực cũng như năng suất lao động của công ty luôn cao hơn mức trung bình so với các công ty khác trong cùng 1 lĩnh vực. 
  • Ban lãnh đạo công ty luôn quản lý cổ phần, vốn đầu tư và điều hành hoạt động của các doanh nghiệp thành viên hiệu quả. 
  • Máy móc trang thiết bị, công nghệ sản xuất kinh doanh của công ty được đầu tư hiện đại, luôn cải tiến và mang lại hiệu quả kinh doanh sản xuất tốt. 
  • Vốn điều lệ của công ty mẹ trên 10000 tỷ đồng. Nếu công ty mẹ được tổ chức hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên thì phải có vốn nhà nước tối thiểu 75% vốn điều lệ công ty mẹ.
>>> Có thể bạn quan tâm: Thủ tục thành lập công ty  

Thành lập một tập đoàn mới

Khi muốn thành lập một tập đoàn mới cần phải đáp ứng điều kiện sau:
  • Hoạt động trong ngành/ lĩnh vực sản xuất, cung ứng sản phẩm dịch vụ đảm bảo an ninh kinh tế quốc gia, tạo nền tảng hạ tầng kinh tế đất nước, nâng cao năng lực và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế nước ta. 
  • Ngành nghề hoạt động phải thuộc danh sách ngành nghề xét duyệt thành lập tập đoàn theo quy định của Thủ tướng chính phủ. 
  • Tối thiểu 50% công ty con sẽ hoạt động trong các khâu quan trọng thuộc lĩnh vực kinh doanh của tập đoàn. Tổng cổ phần, vốn góp của công ty mẹ tại các công ty con này phải trên 60% tổng vốn đầu tư của công ty mẹ tại các công ty liên kết và công ty con. 
  • Công ty mẹ sẽ nắm giữ 100% vốn điều lệ của các công ty con nắm giữ công nghệ liên quan trực tiếp đến lĩnh vực kinh doanh chính của công ty mẹ.

Sự khác nhau của tập đoàn và công ty

Theo định nghĩa, tập đoàn là nhóm các công ty, gồm công ty mẹ, công ty con và công ty liên kết. Như vậy tập đoàn bao gồm nhiều công ty có liên kết với nhau. Ngoài ra, tập đoàn sẽ không có tư cách pháp nhân và không phải đăng ký thành lập giống như công ty. 

Phân biệt tập đoàn kinh tế và tập đoàn tư nhân 

Tập đoàn kinh tế Tập đoàn tư nhân
  • Do nhóm công ty có quy mô liên kết hoạt động với nhau theo hình thức công ty mẹ và công ty con. 
  • Công ty mẹ do nhà nước nắm 100% vốn điều lệ, có thể chi phối hoạt động công ty mẹ theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. 
  • Công ty con của doanh nghiệp cấp I và doanh nghiệp cấp II hoạt động theo hình thức công ty cổ phần, công ty TNHH 1 hoặc 2 thành viên, hoặc công ty liên doanh. 
  • Do các doanh nghiệp tăng trưởng quy mô và có nhu cầu mở rộng hoạt động, do phụ thuộc vào quyết định hoặc sắp xếp hành chính. 
  • Tập đoàn có quyền nắm 100% vốn điều lệ, vốn góp, cổ phần của các công ty con. 
  • Công ty mẹ hoạt động theo hình thức công ty cổ phần hoặc công ty TNHH.
Tổng kết 
Tập đoàn được coi như một tổ chức, hoạt động dưới hình thức công ty con và công ty mẹ, không có tư cách pháp nhân. Để trở thành tập đoàn thì doanh nghiệp cần phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật. 
Nếu bạn đang cần tư vấn dịch vụ thành lập công ty và những vấn đề liên quan, hãy liên hệ Ketoansongkim theo hotline 0809 714 741 để được phục vụ!

0986232629

Zalo
X