Cách đặt tên công ty

Menu

Cách đặt tên công ty hay và đúng theo luật doanh nghiệp 2020

15:21:12 24-07-2020 | Lượt xem: 13631

Tên doanh nghiệp là thành phần bắt buộc trong bộ hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp. Hiện tại, tên doanh nghiệp đang được lấy theo cơ sở dữ liệu toàn quốc, cho nên, việc đặt tên công ty là bước mất khá nhiều công sức trong các bước thành lập doanh nghiệp. Vậy, cách đặt tên công ty theo luật doanh nghiệp 2020 sẽ phải tuân thủ những yếu tố nào? Bạn hãy cùng Song Kim tìm hiểu qua bài viết sau đây
 

Tên công ty quan trọng ra sao? 

Tên công ty không chỉ xuất hiện trên các hồ sơ, giấy tờ pháp lý của doanh nghiệp mà nó còn là bộ mặt, là đại diện cho doanh nghiệp. Với một tên công ty hay, dễ nhớ, không gây nhầm lẫn sẽ có tác dụng rất lớn trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Với 1 tên công ty hay, ý nghĩa, các công việc như: marketing, truyền thông hay đơn giản là kể 1 câu chuyện về thương hiệu sẽ rất dễ dàng. Tên công ty thể hiện được tầm nhìn, sứ mạng của doanh nghiệp là điều mà bất cứ người làm kinh doanh nào cũng mong muốn. Vậy, cách đặt tên công ty hay là như thế nào?

Cách đặt tên công ty hay

Để có một tên công ty hay, có rất nhiều cách và nhiều hướng suy nghĩ. Nhưng trong nội dung bài viết này, Song Kim chỉ mách bạn một số mẹo khi lựa chọn tên doanh nghiệp.
  • Thứ 1: Nên chọn tên dễ nhớ, dễ phát âm, ấn tượng
  • Thứ 2: Nên chọn tên có gắn với yếu tố nhắc nhớ, sang trọng, đẹp và có ý nghĩa tích cực. Ví dụ: Venus Spa, Ánh Ban Mai, Bình Minh,…
  • Thứ 3: Tên riêng của công ty chỉ nên có từ 2-4 chữ (2-3 chữ là tốt nhất) và từ 2 – 4 âm đối với tên công ty đặt theo tiếng Anh.
  • Thứ 4: KHÔNG dùng các từ tối nghĩa, có ý nghĩa xúc phạm, tục tĩu hay tiếng lóng
  • Thứ 5: Chú ý về chính tả vì tiếng Việt rất đa dạng và phong phú.
Hiện nay, ngoài việc bám sát các mục bên trên khi đặt tên công ty, nhiều người cũng rất quan tâm đến yếu tố phong thủy trong việc đặt tên công ty. Việc đặt tên công ty theo phong thủy không chắc chắn sẽ giúp công ty của bạn thành công trong kinh doanh. Nhưng việc chọn được một tên công ty hợp phong thủy sẽ giúp người chủ doanh nghiệp cảm thấy tự tin, thoải mái và hài lòng. Qua đó, giúp cho công việc suôn sẻ, trôi chảy hơn.
Cách đặt tên công ty hay và đúng theo luật doanh nghiệp 2020

Cách đặt tên công ty đúng

Tên doanh nghiệp là do doanh nghiệp tự chủ (tự đặt) không phải đảm bảo không trùng hoặc không gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp khác
(Căn cứ khoản 1 điều 38 Luật Doanh Nghiệp 2020)
TÊN CÔNG TY = LOẠI HÌNH CÔNG TY + TÊN RIÊNG
Như vậy, có thể thấy, một tên công ty đúng và hoàn chỉnh, sẽ bao gồm 2 thành tố: “loại hình công ty” và “tên riêng” của công ty.
Về loại hình công ty: có những loại hình công ty và cách viết như sau:
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên, sẽ được viết như sau: “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH”
  • Công ty cổ phần, sẽ được viết như sau: “Công ty Cổ Phần” hoặc”Công ty CP”
  • Doanh nghiệp tư nhân, sẽ được viết như sau: “Doanh nghiệp tư nhân”  hoặc “DNTN”
  • Công ty hợp danh, sẽ được viết như sau: “Công ty hợp danh” hoặc “Công ty HD”
Về tên riêng: thì doanh nghiệp có thể đặt theo ý muốn của mình nhưng không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên công ty khác. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu (Theo điểm b, khoản 1, điều 39 Luật Doanh nghiệp)
Tên tiếng nước ngoài: (tên tiếng Anh đang được sử dụng đa số) khi dịch sang tiếng nước ngoài, có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng
Tên viết tắt: của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.

>>> Xem thêm: Cách tra cứu tên công ty có bị trùng không?

Ví dụ về cách đặt tên doanh nghiệp đúng và đầy đủ 3 yếu tố: tên doanh nghiệp, tên tiếng nước ngoài và tên viết tắt
  • Tên tiếng Việt: Công ty TNHH Dịch Vụ Kế Toán Song Kim
  • Tên tiếng nước ngoài: SONG KIM ACCOUTING SERVICE COMPANY LIMITED
  • Tên viết tắt: SK ACC CO.,LTD

Điều cấm trong khi đặt tên công ty

1. Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng ký được quy định tại Điều 41 của Luật này.
2. Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.
3. Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
(Trích điều 38 Luật Doanh Nghiệp năm 2020)
Cách đặt tên công ty hay và đúng theo luật doanh nghiệp 2020
Ngay sau đây, chúng tôi sẽ gởi đến các bạn những cách đặt tên công ty được sử dụng phổ biến hiện nay.

Cách đặt tên công ty hay theo tên riêng của những người sáng lập công ty

Việc đặt tên công ty theo tên riêng của những người sáng lập là các đặt tên công ty vô cùng phổ biến. Với cách đặt tên này, chắc hẳn chủ doanh nghiệp sẽ rất tự hào về công ty của mình. Và người chủ doanh nghiệp chắc chắn “chiến đấu” hết sức lực để đưa công ty ngày càng phát triển. Mặt khác, đặt tên công ty theo tên những người sáng lập cũng tạo được sự tin tưởng từ khách hàng nếu chủ doanh nghiệp hay những người sáng lập công ty là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng.
- Nhược điểm: Nhưng khi thành lập doanh nghiệp, cách đặt tên công ty này có nhiều hạn chế vì sẽ trùng tên với rất nhiều doanh nghiệp đã đăng ký trước đó.

Cách đặt tên công ty theo địa danh

Việc đặt tên công ty theo địa danh cũng được sử dụng rất phổ biến. Tên công ty được đặt theo cách này thường được các công ty kinh doanh các sản phẩm địa phương, công ty sẽ dễ dàng tiếp cận khách hàng hơn khi giao dịch.
Nhược điểm: tên công ty sẽ dài vì đã có nhiều công ty đăng ký theo tên địa danh. Lúc đó, bạn phải đặt tên công ty theo nguyên tắc sau: Loại Hình công ty + Tên riêng + Tên địa danh

Cách đặt tên công ty theo ngành nghề kinh doanh

Khi thành lập một doanh nghiệp, chắc hẳn trong chúng ta ai cũng đã xác định được 1 hoặc nhiều ngành nghề kinh doanh chính, chủ lực. Cho nên, việc đặt tên công ty theo ngành nghề kinh doanh cũng là cách để xây dựng thương hiệu doanh nghiệp một cách bền vững.
Ví dụ: Công ty TNHH Dịch Vụ Kế Toán Song Kim, Công ty TNHH Xây Dựng Thiết Thạch, Công Ty TNHH Cầu đường 622,…
>>> Có thể bạn sẽ cần: Dịch vụ thành lập công ty uy tín TPHCM

Cách đặt tên công ty theo đặc điểm ngành nghề kinh doanh

Đây cũng là một sự lựa chọn khi “kho tên” doanh nghiệp ngày càng bị thu hẹp vì Luật Doanh Nghiệp ngày càng siết chặt việc đặt tên trùng hoặc gây nhầm lẫn. Hãy nghĩ đến đặc điểm ngành nghề của bạn và chọn cho mình 1 tên theo đặc điểm ngành nghề kinh doanh ưng ý, bạn nhé!

Một số ví dụ về cách đặt tên theo đặc điểm ngành nghề hay

Công ty xây dựng Sweet Home => Ngôi nhà ngọt ngào chắc chắn sẽ phải đẹp, vững chắc rồi, đúng không các bạn
Công ty Luật True Law => Luật sư phải tuân thủ đúng luật rồi mới tư vấn được, đúng không nè?
Công ty Quảng Cáo Trực tuyến 24H => Làm quảng cáo online mà, chắc chắn sẽ giúp quảng cáo của bạn hiện thị với người có nhu cầu 24/24 rồi.
Công ty Năng Lượng Eco Green => chuyên kinh doanh sản phẩm tấm pin năng lượng mặt trời, năng lượng tái tạo.
Công ty  

Cách đặt tên công ty khi tên riêng của doanh nghiệp đã bị trùng

Nếu khi kiểm tra tên riêng của doanh nghiệp và đã bị trùng, hãy thêm tên gọi về ngành nghề kinh doanh vào trước tên riêng nếu bạn thật sự tâm đắc với tên công ty đã chọn.
Lưu ý: không nên đưa tên gọi ngành nghề quá cụ thể vào tên riêng của doanh nghiệp vì như thế sẽ vô tình làm hạn chế quy mô hoạt động của công ty bạn.
Ví dụ 1: Cách đặt tên công ty xây dựng khi tên riêng đã bị trùng
Ví dụ công ty của bạn định thành lập hoạt động ngành nghề xây dựng và bạn dự kiến sẽ đặt tên riêng của doanh nghiệp là: Hùng Cường. Nhưng khi tra cứu tên doanh nghiệp có quá nhiều công ty có tên riêng là: Hùng Cường. Vậy hãy thêm vào trước tên riêng ngành nghề kinh doanh của công ty bạn như sau (Ưu tiên từ trên xuống):
Công ty TNHH Xây dựng Hùng Cường
Công ty TNHH Thiết kế Xây Dựng Hùng Cường
Công ty TNHH Thiết kế Xây Dựng Công Trình Hùng Cường
Ví dụ 2: cách đặt tên công ty Thương Mại nếu tên riêng đã bị trùng
Nếu bạn đang định đặt tên 1 công ty thương mại và dự kiến lấy tên riêng công ty là: Hùng Cường. Nhưng khi tra cứu tên doanh nghiệp, tên riêng này đã bị trùng. Để đặt được tên riêng như  bạn mong muốn, hãy xem các gợi ý sau đây:
Công ty TNHH Thương Mại Hùng Cường
Công ty TNHH Thương Mại Tổng Hợp Hùng Cường (nếu bạn kinh doanh đa ngành nghề)
Công ty TNHH Thương Mại Thực Phẩm Hùng Cường (nếu bạn kinh doanh nghành nghề thực phẩm)
Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Hùng Cường (nếu bạn mua bán những mặt hàng có liên quan đến việc sữa chữa, lắp đặt, bảo hành….)
Công ty TNHH Thương Mại Hùng Cường Bến Tre (nếu bạn muốn đặt tên công ty có kèm địa danh nơi khu vực bạn đang định kinh doanh)
Từ những ví dụ trên, bạn sẽ thấy khi đặt tên công ty chúng ta sẽ ưu tiên từ tên công ngắn nhất đến tên công ty dài. Việc đặt tên công ty càng ngắn sẽ tạo được sự gợi nhớ trong tâm trí khách hàng, đối tác,…Khi thiết kế logo, name card, tờ rơi, brochure,…sẽ đơn giản, giảm được chi phí in ấn,…Và quan trọng hơn hết, đặt tên công ty càng ngắn, không có các ngành nghề chi tiết sẽ không làm hạn chế phạm vi hoạt động của doanh nghiệp.
Với sự phát triển của nền kinh tế, các công ty được mở ra ngày càng nhiều, việc trùng tên doanh nghiệp thường xuyên xảy ra nên việc đặt được một tên công ty ưng ý rất gian nan. Nếu bạn đã có tên công ty và muốn kiểm tra có được sử dụng tên này để đăng ký thành lập doanh nghiệp được hay không? Hãy liên hệ ngay với Song Kim để được kiểm tra miễn phí tên công ty, bạn nhé!
Zalo
X