Nghị định số 44/2023/NĐ-CP có hiệu lực thi hành ngày 01/07/2023 đến ngày 31/12/2023 quy định về việc miễn giảm thuế GTGT từ 10% xuống còn 8%. Nhưng với chi tiết mã hàng hóa dịch vụ được quy định tại 3 phụ lục 1, 2 và 3, đã gây ra không ít “hoang mang” cho doanh nghiệp, nhất là “dân nhà kế”. Như vậy, phải
tra cứu hàng hóa dịch vụ không được giảm thuế GTGT ra sao cho đúng? Hôm nay, mời bạn cùng Song Kim phân tích và tìm hiểu cách tra cứu mã hàng hóa dịch vụ có được giảm thuế VAT trong 6 tháng cuối năm 2023 này, các bạn nhé!
Cơ sở pháp lý khi áp dụng việc giảm thuế GTGT từ 10% xuống còn 8%
- Nghị định số 44/2023/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành ngày 01/07/2023 - 31/12/2023
- Căn cứ Nghị quyết số 101/2023/QH15 ngày 24 tháng 6 năm 2023 của Quốc hội về Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV;
- Luật Thuế Tiêu Thụ Đặc Biệt
>>> Có thể bạn quan tâm: Mẫu phụ lục hợp đồng điều chỉnh thuế suất theo Nghị Định 44/2023/NĐ-CP
Việc giảm thuế GTGT sẽ được áp dụng thống nhất, không phân biệt xuất xứ hàng hóa dịch vụ
Căn cứ vào điểm d, khoản 1, điều 1 Nghị định 44/2023/NĐ-CP, có quy định:
“d) Việc giảm thuế giá trị gia tăng cho từng loại hàng hóa, dịch vụ quy định tại khoản 1 Điều này được áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại. Đối với mặt hàng than khai thác bán ra (bao gồm cả trường hợp than khai thác sau đó qua sàng tuyển, phân loại theo quy trình khép kín mới bán ra) thuộc đối tượng giảm thuế giá trị gia tăng. Mặt hàng than thuộc Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này, tại các khâu khác ngoài khâu khai thác bán ra không được giảm thuế giá trị gia tăng.”
Như vậy, có thể khẳng định, việc giảm thuế GTGT sẽ được áp dụng thống nhất, trên danh mục hàng hóa dịch vụ, không phân biệt hàng hóa có xuất xứ từ đâu (nhập khẩu, sản xuất, gia công hay kinh doanh thương mại)
Và đây là điều nhiều bạn lầm tưởng: tra cứu mã ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, và dùng mã ngành nghề kinh doanh đối chiếu với các phụ lục của Nghị định 44/2023/NĐ-CP về việc giảm thuế GTGT trong 6 tháng cuối năm 2023. Từ đó, khẳng định mã hàng hóa, dịch vụ sẽ được hoặc không được giảm thuế GTGT?
Dùng mã ngành nghề kinh doanh của công ty để tra cứu xem có được giảm thuế GTGT hay không? Việc này đúng hay sai?
ĐÚNG nhưng CHƯA ĐỦ.
Chỉ ĐÚNG với các ngành nghề DỊCH VỤ (VÔ HÌNH), vì mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ (quyết định 27/2018/QĐ-Ttg) tương đồng với mã ngành sản phẩm Việt Nam (quyết định 43/2018/QĐ-TTg)
Cách tra cứu ngành dịch vụ có được giảm thuế VAT hay không?
Căn cứ vào mã ngành nghề kinh doanh của công ty bạn, copy mã ngành nghề cấp 4 và tra cứu tại nghị định 44/2023/NĐ-CP để xem có thuộc đối tượng không được giảm thuế GTGT hay không? Nếu không tìm ra, ngành dịch vụ của bạn sẽ được áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 8% từ ngày 01/07/2023 – 31/12/2023
Đối với các các loại HÀNG HÓA (HỮU HÌNH), KHÔNG THỂ TRA CỨU BẰNG MÃ NGÀNH NGHỀ KINH DOANH. có 2 cách để tra cứu mã hàng hóa định xuất hóa đơn có được giảm thuế GTGT hay không?
Chi tiết như sau:
Cách 1: Tra cứu mã sản phẩm tại Quyết định số 43 và dùng mã sản phẩm đối chiếu với danh sách hàng hóa, dịch vụ không được giảm thuế GTGT tại nghị định 44/2023/NĐ-CP
Bước 1: Dùng phụ lục được ban hành cùng với Quyết định số 43/2018/QĐ-TTg (bạn có thể
tải tại đây). Mở file word => dùng tổ hợp phím Ctrl + F => nhập từ tên hàng hóa cần xuất hóa đơn => tra cứu mã hàng hóa
Bước 2: mở nghị định 44/2023/NĐ-CP => dùng tổ hợp phím Ctrl + F => nhập mã hàng hóa vừa tìm được ở bước 1 vào ô tìm kiếm => Có 2 trường hợp sẽ xảy ra:
- Nếu kết quả tìm kiếm trả về giá trị TRÙNG => KHÔNG ĐƯỢC GIẢM THUẾ GTGT
- Nếu kết quả tìm kiếm KHÔNG CÓ GIÁ TRỊ TRÙNG => ĐƯỢC GIẢM THUẾ GTGT còn 8%
>>> Có thể bạn quan tâm: Xây dựng có được giảm thuế theo nghị định 44/2023/NĐ-CP hay không?
Cách 2: tra cứu hàng hóa có được giảm thuế GTGT trực tiếp tại nghị định 44/2023/NĐ-CP
Để biết chắc chắn mặt hàng bạn cần xuất hóa đơn có được giảm thuế GTGT hay không? KHÔNG CÒN CÁCH NÀO KHÁC, bạn phải dựa vào 3 phụ lục để tìm kiếm tên hàng hóa định xuất hóa đơn, có thuộc đối tượng không được giảm thuế giá trị gia tăng hay không? Mẹo tìm kiếm: dùng tổ hợp phím “Ctrl + F”. Sau đó, gõ tên HÀNG HÓA bạn cần xuất hóa đơn trực tiếp lên thanh tìm kiếm này. Nên gõ từ khóa ĐƠN về sản phẩm, hàng hóa mà bạn định xuất hóa đơn. Chịu khó tìm kiếm hết các kết quả trả về để có thông tin chính xác nhất.
>>> Tin cùng chuyên mục: cách viết hóa đơn giảm thuế GTGT còn 8%
Phụ lục nghị định 44/2023/NĐ-CP file excel
Sau đây, Song Kim sẽ gởi đến các bạn Phụ lục I, II, III ban hành kèm nghị định 44/2023 file excel để các bạn có thể thuận tiện hơn trong việc tra cứu. Các bạn có thể tải về bằng cách click vào icon bên dưới
Vậy, mặt hàng công ty đang sản xuất kinh doanh được giảm thuế nhưng nguyên liệu đầu vào không được giảm thuế GTGT? Vậy khi xuất hóa đơn bán hàng, công ty có được giảm thuế GTGT từ 10% còn 8% hay không?
Đây là câu hỏi mà rất nhiều bạn đã gởi về cho ban biên tập của website
https://ketoansongkim.vn trong 3 ngày làm việc của đầu năm mới. Mời bạn cùng chúng tôi phân tích qua các ý chính sau đây:
1. Các loại hàng hóa, dịch vụ được quy định tại phụ lục I-II-III, nghị định 44/2022/NĐ-CP sẽ căn cứ vào quyết định số 43/2018/QĐ-TTg về hệ thống ngành
SẢN PHẨM. Và khi xuất hóa đơn, chúng ta sẽ căn cứ vào mã sản phẩm để tra cứu, đối chiếu với các phụ lục kèm theo nghị định 44/2023/NĐ-CP để xem có được giảm thuế VAT hay không?
2. Thêm vào đó, căn cứ điểm d, khoản 1, điều 1 Nghị định 44 cũng đã quy định, việc giảm thuế là áp dụng thống nhất tại các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công, kinh doanh thương mại.
3. Khi sản xuất, việc sử dụng nhiều loại nguyên liệu đầu vào sẽ tạo ra 1 sản phẩm hoàn toàn mới.
Kết luận:
- Việc tra cứu hàng hóa có được giảm thuế VAT không chỉ cần
căn cứ vào loại HÀNG HÓA XUẤT BÁN, KHÔNG CẦN căn cứ vào nguyên vật liệu đầu vào để sản xuất, chế tạo nên hàng hóa đó
Dịch vụ thành lập doanh nghiệp Song Kim chúc các bạn thành công!