Chứng từ cần có để hợp lý hóa chi phí quảng cáo Google, Facebook
Hiện nay, với việc phát triển mạnh mẽ của các nền tảng mạng xã hội và các công cụ tìm kiếm như: Google, Facebook,…thì việc tiếp cận người tiêu dùng của các công ty vừa và nhỏ đã dễ dàng hơn. Nhưng Google và Facebook là 2 đơn vị hoạt động xuyên quốc gia, không có văn phòng tại Việt Nam cho nên chế độ hóa đơn, chứng từ cũng không tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam. Cho nên, có rất nhiều câu hỏi đã được đặt ra bởi các chủ công ty vừa và nhỏ, cũng như của các bạn làm kế toán là: “
Chi phí quảng cáo trên Google, Facebook có được xem là chi phí được trừ (chi phí hợp lệ), hay không?”
Hôm nay, Song Kim sẽ gởi đến các bạn hướng dẫn để hợp lệ hóa khoản chi phí này, khoản chi phí mà doanh nghiệp thật sự bỏ ra phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình.
Cách thanh toán chi phí quảng cáo cho Google – Facebook
Do là các công ty hoạt động đa quốc gia, không có trụ sở hoạt động chính thức tại Việt Nam, nên hiện nay 2 đơn vị này chỉ chấp nhận thanh toán qua 2 loại thẻ thanh toán quốc tế là VISA/MASTER. Và KHÔNG XUẤT HÓA ĐƠN THUẾ GTGT cho các đối tác tại Việt Nam. Vậy bằng cách nào, chúng ta có thể hợp lý hóa chi phí quảng cáo của doanh nghiệp khi sử dụng dịch vụ trên 2 nền tảng này!
Đối với Google Adwords, đối với các công ty đã quảng cáo trên 1 năm có ngân sách lớn hơn 5.000$/tháng (trong ít nhất 3/12 tháng) sẽ được chuyển sang hình thức trả sau bằng cách chuyển khoản từ tài khoản ngân hàng của công ty đến 1 trong những tài khoản do Google chỉ định.
► Xem thêm: Công văn số 5681/CT-TTHT về chí phí quảng cáo trên Google/Facebook do cục thuế Tp Hà Nội ban hành
Bộ chứng từ cần thiết để hợp thức chi phí quảng cáo trên Google/Facebook
Theo trả lời trên website của Bộ Tài Chính tại địa chỉ: mof.gov.vn thì
Trong các loại hồ sơ đã công bố trên website của Bộ Tài Chính, đặc biệt có 3 việc mà doanh nghiệp nên đặc biệt chú ý:
- Báo cáo nghiệm thu của phòng Marketing hoặc bộ phận thực hiện việc quảng cáo trên Google/Facebook, bao gồm: hóa đơn thanh toán, kết quả các chiến dịch đã thực hiện,…
- Chứng từ thanh toán qua ngân hàng: Sao kê tài khoản của mã số thẻ VISA/MASTER mà bạn đã dùng thanh toán cho Facebook/Google (Phải là tài khoản thẻ mang tên công ty)
- Và cuối cùng, quan trọng hơn cả là việc công ty của bạn phải lập mẫu 01/NTNN (Dành cho trường hợp bên Việt Nam khấu trừ và nộp thuế thay cho Nhà Thầu Nước Ngoài)
Lưu ý: Tất cả các hóa đơn, biên lai do Google hoặc Facebook cung cấp đều chưa có thuế GTGT (VAT). Nên khi kê khai thuế nhà thầu, bạn phải kê khai đầy đủ 2 chỉ tiêu là: Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu và Tỷ lệ (%) thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế. Và phải nộp đủ tiền thuế trên tờ khai thì mới được xác nhận là chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.
- Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu đối với ngành kinh doanh dịch vụ là: 5%
- Khoản 2a, điều 12, Thông tư 103/2014/TT-BTC ngày 06 tháng 08 năm 2014.
- Tỷ lệ (%) thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế đối với ngành kinh doanh dịch vụ là: 5%
- Khoản 2a, điều 13, Thông tư 103/2014/TT-BTC ngày 06 tháng 08 năm 2014
Việc quảng cáo trên 2 nền tảng Facebook và Google là cách để tiếp cận khách hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả. Rất thích hợp cho các
doanh nghiệp vừa và nhỏ khi muốn bán sản phẩm hoặc đơn giản là muốn tiếp cận thêm khách hàng tiềm năng. Nhưng với việc 2 “đế chế” này không đặt trụ sở kinh doanh, không nộp thuế theo quy định của pháp luật Việt Nam lại gây khó khăn trong việc xác định chi phí hoạt động của các doanh nghiệp tại Việt Nam. Cho nên, thủ tục để xác nhận chi phí quảng cáo trên Facebook và Google là chi phí được trừ khi tính thuế TNDN còn nhiều phức tạp.
Bài viết hướng dẫn trên đây chỉ hướng dẫn những thủ tục cơ bản nhất để được xác nhận chi phí quảng cáo trên 2 nền tảng này, tùy từng chi cục thuế sẽ có hướng dẫn khác nhau khi thực hiện. Cho nên, muốn mọi việc được xác nhận chính xác một lần nữa, bạn nên căn cứ vào những chia sẻ bên trên của dịch vụ kế toán Song Kim và soạn công văn yêu cầu Chi Cục Thuế nơi công ty bạn đặt trụ sở trả lời cụ thể.
Chúc các bạn thành công trên con đường kinh doanh của mình!