Đăng ký nhiều ngành nghề kinh doanh

Menu

Đăng ký nhiều ngành nghề kinh doanh trên 1 GPKD lợi bất cập hại?

17:58:34 22-02-2020 | Lượt xem: 15892

Hiện nay, thành lập công ty là việc tương đối dễ dàng vì các quy định pháp luật về thành lập công ty, các quy trình đăng ký kinh doanh đã được đơn giản hóa. Nhưng việc hiểu rõ các thủ tục cũng như các yếu tố cấu thành nên một giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không phải ai cũng nắm rõ. Hôm nay, dịch vụ thành lập công ty Song Kim sẽ gởi đến các bạn bài viết phân tích về việc có nên đăng ký nhiều ngành nghề kinh doanh trên cùng 1 GPKD hay không? Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ có cái nhìn đầy đủ nhất về việc đăng ký ngành nghề kinh doanh của công ty bạn.
Đăng ký nhiều ngành nghề kinh doanh trên 1 GPKD lợi bất cập hại?

Ưu điểm khi đăng ký nhiều ngành nghề kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp

Theo quy định hiện tại, doanh nghiệp có thể đăng ký tất cả các ngành nghề kinh doanh mà pháp luật không cấm. Nên việc đăng ký nhiều ngành nghề kinh doanh trên cùng một giấy phép là việc hoàn toàn đúng luật. Và ưu điểm trước mắt của việc này có thể thấy là:
  • Công ty được hoạt động, kinh doanh ở nhiều ngành nghề.
  • Không phải tốn thời gian và chi phí để bổ sung ngành nghề khi công ty hoạt động với ngành nghề mới.
Với những ưu điểm đã liệt kê bên trên, có thể thấy được những lý do mà chúng ta sẽ suy nghĩ về việc đăng ký nhiều ngành nghề kinh doanh trên cùng 1 GPKD như sau.

Đăng ký nhiều ngành nghề để tiết kiệm chi phí

Với mỗi lần thay đổi hay bổ sung thông tin doanh nghiệp, doanh nghiệp phải tốn 1 khoản chi phí để cập nhật lại giấy chứng nhận kinh doanh mới. Chính vì lý do này, nhiều cá nhân đã có suy nghĩ phải đăng ký nhiều ngành nghề kinh doanh để tiết kiệm chi phí thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh khi đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Đăng ký nhiều ngành nghề kinh doanh để tránh trường hợp không đăng ký được trong tương lai

Môi trường kinh doanh luôn thay đổi liên tục và ở mỗi giai đoạn, các cơ quan quản lý nhà nước luôn có nhiều yêu cầu khác nhau để điều tiết các ngành nghề kinh doanh có điều kiện khi chúng ảnh hưởng trực tiếp đến trật tự xã hội, văn hóa,…Cho nên, trong suy nghĩ của nhiều cá nhân khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, việc đăng ký càng nhiều ngành nghề kinh doanh càng tốt để tránh tình trạng ngành nghề kinh doanh đó sẽ không được đăng ký trong tương lai.

Do không tìm được chính xác mã ngành nghề mình định kinh doanh nên đăng ký nhiều ngành nghề

Với các cá nhân không thường xuyên thực hiện thủ tục thành lập công ty, thì việc không nắm rõ các quy định về đăng ký ngành nghề kinh doanh, áp mã ngành theo hệ thống ngành nghề kinh doanh quốc gia là điều hiển nhiên. Cho nên, việc đăng ký nhiều ngành nghề kinh doanh cũng là phương pháp hạn chế thiếu sót ngành nghề khi đăng ký doanh nghiệp.

Nhưng việc đăng ký đa ngành nghề kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp có thật sự là giải pháp tối ưu?

Với hơn 6 năm kinh nghiệm cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp, Song Kim có thể khẳng định rằng, việc đăng ký quá nhiều ngành nghề kinh doanh sẽ không mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp của bạn, thậm chí sẽ gây hại trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty bạn. Bởi vì:
  • Đăng ký quá nhiều ngành nghề kinh doanh sẽ làm cho đối tác của công ty có nhận xét công ty bạn quá “lôm côm”, “tạp hóa” không chuyên nghiệp. Vì hiện tại, mọi người đều có thể tra cứu ngành nghề kinh doanh công ty bằng mã số thuế.
  • Đăng ký quá nhiều ngành sẽ làm bạn không xác định được ngành nghề kinh doanh mà bạn chuẩn bị kinh doanh có được đăng ký hay chưa? Chúng sẽ làm bạn “rối” đấy.
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh khác với giấy phép kinh doanh. Việc đăng ký được ngành nghề kinh doanh có điều kiện từ trước không đồng nghĩa với công ty bạn được hoạt động kinh doanh ngành nghề đó ở tương lai. Muốn kinh doanh các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, bạn cần phải có giấy phép kinh doanh do các cơ quan hữu quan đang quản lý trực tiếp ngành nghề kinh doanh cấp phép.

Vậy cách đăng ký ngành nghề kinh doanh phù hợp sẽ như thế nào?

Để đăng ký ngành nghề kinh doanh được chính xác, các bạn nên tìm hiểu các vấn đề sau:
  • Quy định cụ thể về ngành nghề kinh doanh cùng mã ngành chính xác của chúng bằng quyết định số: 27/2018/QĐ-TTg ban hành ngày 06 tháng 07 năm 2018
  • Đăng ký ngành nghề kinh doanh nên đăng ký thêm những ngành nghề liên quan đến hoạt động hiện tại của công ty, tối đã không nên quá 15 ngành đối với công ty dự định kinh doanh 1-3 ngành nghề chính
  • Nếu bạn không đủ thời gian, hãy tìm đến các dịch vụ thành lập công ty chuyên nghiệp để được tư vấn.
Song Kim chúc các bạn thành công khi đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Zalo
X