Doanh nghiệp chế xuất

Menu

Doanh nghiệp chế xuất là gì? Ưu đãi đối với DN chế xuất

21:05:08 10-01-2023 | Lượt xem: 2489

Trong giai đoạn hội nhập kinh tế, hoạt động xuất nhập khẩu rất được chú trọng. Chính phủ đưa ra những chính sách thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Do đó, hiện tại ngày càng có nhiều doanh nghiệp chế xuất hoạt động tại các khu chế xuất. Để tìm hiểu doanh nghiệp chế xuất là gì và những quy định, ưu đãi dành cho doanh nghiệp như thế nào hãy cùng Ketoansongkim tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

Doanh nghiệp chế xuất là gì?

Doanh nghiệp chế xuất là gì? Ưu đãi đối với DN chế xuất
 
Doanh nghiệp chế xuất tên tiếng Anh là Export Processing Enterprise (gọi tắt là EPE). Theo khoản 10 tại điều 2, nghị định 82/2018/NĐ-CP, doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp chuyên sản xuất các loại hàng hóa, sản phẩm được dùng để xuất khẩu ra nước ngoài. Doanh nghiệp này thành lập và hoạt động trong các khu chế xuất, khu công nghiệp hoặc khu kinh tế. 
Doanh nghiệp chế xuất không phải là một loại hình doanh nghiệp, thường được đầu tư từ nguồn vốn nước ngoài.. Cụm từ “chế xuất” được dùng để chỉ địa điểm của doanh nghiệp. Đặc điểm của doanh nghiệp chế xuất là nằm tại 1 khu vực tách biệt, có rào chắn ngăn cách với bên ngoài, có khu vực cảng và khu cửa ra vào. Các sản phẩm do doanh nghiệp chế xuất sản xuất phải xuất khẩu 100% và phải khai báo đầy đủ với cơ quan Hải Quan. 

Đặc điểm của doanh nghiệp chế xuất

Doanh nghiệp chế xuất là gì? Ưu đãi đối với DN chế xuất
 
Theo điều 2 nghị định 35/2022/NĐ-CP về doanh nghiệp chế xuất và khu chế xuất có quy định là:
  • Doanh nghiệp chế xuất được nhận ưu đãi đầu tư và áp dụng chính sách thuế đối với khu phi thuế quan ( trừ những ưu đãi riêng của khu phi thuế quan tại các khu kinh tế cửa khẩu) từ khi đầu tư thành lập doanh nghiệp được ghi rõ trên giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ( hoặc giấy xác nhận đăng ký doanh nghiệp của cơ quan có thẩm quyền).
  • Các doanh nghiệp chế xuất phải hoạt động trong các khu chế xuất, tách biệt với bên ngoài, có hàng rào chắn và cổng ra vào, dưới sự kiểm tra giám sát của cơ quan hải quan và các cơ quan chức năng.
  • Sau khi xây dựng thì doanh nghiệp chế xuất sẽ phải được xác nhận đáp ứng điều kiện kiểm tra theo đúng quy định pháp luật về thuế xuất nhập khẩu từ phía cơ quan hải quan.
  • Doanh nghiệp chế xuất được phép mua vật liệu xây dựng, lương thực thực phẩm, văn phòng phẩm và các loại hàng tiêu dùng từ trong nước để phục vụ cho việc xây dựng công trình, điều hành văn phòng cũng như các hoạt động sinh hoạt cho cán bộ công nhận trong doanh nghiệp. 
  • Doanh nghiệp và những người bán hàng cho doanh nghiệp có quyền lựa chọn thực hiện hoặc không làm thủ tục xuất nhập khẩu các loại lương thực thực phẩm, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng và văn phòng phẩm. 
  • Thủ tục kiểm tra và giám sát hải quan với các loại hàng hóa xuất nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất sẽ được thực hiện theo quy định pháp luật. 
  • Doanh nghiệp chế xuất có thể bán các sản phẩm thanh lý vào thị trường trong nước theo quy định về đầu tư thương mại. 
  • Cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp chế xuất có thể mang ngoại hối từ nội địa vào doanh nghiệp và ngược lại từ doanh nghiệp ra bên ngoài mà không cần khai báo hải quan. 
  • Doanh nghiệp chế xuất có thể mua bán hàng hóa tại Việt Nam và phải hạch toán thu chi riêng, có khu vực lưu giữ riêng tách biệt với khu vực hàng hóa sản xuất của doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể lập một chi nhánh riêng để thực hiện việc mua bán hàng hóa nội địa. 

>>> Bài viết cùng chuyên mục: Tâp đoàn là gì?

Ưu đãi thuế dành cho doanh nghiệp chế xuất

Doanh nghiệp chế xuất là gì? Ưu đãi đối với DN chế xuất
 
Ngay sau đây, dịch vụ mở công ty Song Kim xin gởi đến các bạn những ưu đãi thuế dành cho doanh nghiệp chế xuất. Cụ thể, tại Khoản 4 điều 19, thông tư 78/2014/TT-BTC, doanh nghiệp chế xuất sẽ được hưởng ưu đãi thuế suất 20% trong các dự án mới tại những địa điểm đang có khó khăn về kinh tế xã hội. Ngoài ra, doanh nghiệp sẽ được miễn thuế thu nhập trong 2 năm đầu và giảm 50% thuế thu nhập từ dự án trong vòng 4 năm liên tiếp.
Khoản 3b điều 19, nghị định 46/2014/NĐ-CP, doanh nghiệp sẽ được miễn thuế đất tối đa 7 năm để hỗ trợ sản xuất. Tại khoản 4c, điều 2, Luật thuế xuất nhập khẩu 2016, một sống hàng hóa sẽ không phải chịu thuế đó là hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác, hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài chỉ sử dụng phục vụ sản xuất trong khu phi thuế quan và hàng hóa được xuất khẩu từ khu phi thuế qua ra thị trường quốc tế. 
Thuế giá trị gia tăng sẽ được miễn giảm khi trao đổi hàng hóa giữa doanh nghiệp chế xuất và khu phi thuế quan. Bên cạnh đó, theo quy định của Bộ tài chính, thông tư 219/2013/TT-BTC, khi xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài thì doanh nghiệp chế xuất sẽ được miễn thuế giá trị gia tăng. 

Doanh nghiệp chế xuất được áp dụng thuế suất 0% khi nào?

Thuế suất 0% sẽ được áp dụng với các loại hàng hóa có hợp đồng mua bán/ gia công hàng hóa ( hợp đồng cung ứng dịch vụ), hợp đồng ủy thác xuất khẩu, có các loại chứng từ thanh toán giá trị hàng hóa qua ngân hàng hoặc các chứng từ khác theo quy định và có tờ khai thuế quan. 
Một số trường hợp sẽ không được áp dụng thuế suất 0% như các loại dịch vụ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, dịch vụ bưu chính viễn thông ra nước ngoài, dịch vụ cấp tín dụng, tài chính phái sinh, đầu tư chứng khoán, các sản phẩm tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến, hàng hóa dịch vụ không đăng ký kinh doanh trong khu phi thuế quan, xăng dầu, xe ô tô, các dịch vụ thuê nhà, khách sạn, văn phòng, kho bãi, dịch vụ ăn uống, đưa đón người lao động…

>>> Có thể bạn quan tâm: dịch vụ thay đổi đăng ký kinh doanh tại TPHCM

Hồ sơ thủ tục cần có để thành lập doanh nghiệp chế xuất

Để đăng ký thành lập doanh nghiệp chế xuất chúng ta cần chuẩn bị các thủ tục như:
  • Đăng ký chủ trương đầu tư với Ủy ban nhân dân tỉnh
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
  • Khắc dấu doanh nghiệp
  • Công bố thành lập doanh nghiệp và mẫu dấu trên Cổng thông tin điện tử quốc gia

Một số lưu ý khi hoạt động doanh nghiệp chế xuất

Các doanh nghiệp chế xuất sẽ thường xuyên bị hải quan kiểm tra với quy trình nghiêm ngặt để nhận được những ưu đãi miễn trừ thuế. Ban lãnh đạo của doanh nghiệp sẽ phải điều hành và quản lý hoạt động doanh nghiệp một cách rõ ràng, trật tự và quy củ, tuân thủ các quy định pháp luật hải quan. 
Tổng kết
Như vậy thông qua bài viết này chúng ta đã tìm hiểu doanh nghiệp chế xuất là gì? Đây là những doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm hàng hóa phục vụ xuất nhập khẩu, được ưu đãi miễn giảm thuế, hoạt động trong các khu chế xuất, tách biệt với bên ngoài. Song Kim hy vọng bài viết này đã cung cấp được những thông tin hữu ích dành cho quý bạn đọc.

0986232629

Zalo
X