Hợp tác xã

Menu

Hợp tác xã là gì? Tổng quan về hợp tác xã

09:06:41 15-02-2022 | Lượt xem: 1952

Hợp tác xã là một mô hình sản xuất kinh doanh có đặc điểm riêng biệt và có chính sách hỗ trợ, ưu đãi từ Nhà nước. Vậy HTX là gì? Loại hình này có những đặc điểm và ưu nhược điểm gì? Hãy cùng dịch vụ thành lập công ty Song Kim tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Hợp tác xã là gì? Tổng quan về hợp tác xã
 

Hợp tác xã là gì?

Theo Điều 3 Luật hợp tác xã 23/2012/QH13 định nghĩa về hợp tác xã như sau:
  • Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.
  • Các hợp tác xã có thể liên kết với nhau tạo thành liên hiệp hợp tác xã. Đây là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 04 hợp tác xã tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu chung của hợp tác xã thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý liên hiệp hợp tác xã.
  • Đồng thời Luật hợp tác xã cũng quy định khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phát triển đến trình độ cao hơn thì sẽ hình thành các doanh nghiệp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động theo Luật doanh nghiệp.
  • Hợp tác xã không hoạt động theo Luật Doanh Nghiệp nên thủ tục thành lập không giống như các loại hình doanh nghiệp phổ biến như: công ty TNHH, công ty cổ phần hay công ty hợp danh.

Điều kiện trở thành thành viên của hợp tác xã

Theo Điều 13 của Luật hợp tác xã 23/2012/QH13, thành viên của hợp tác xã có thể là cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
  • Cá nhân là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
  • Hộ gia đình có người đại diện hợp pháp theo quy định của pháp luật.
  •  Cơ quan, tổ chức là pháp nhân Việt Nam.
Đối với hợp tác xã tạo việc làm thì thành viên chỉ là cá nhân phải đáp ứng điều kiện:
  • Có nhu cầu hợp tác với các thành viên và nhu cầu sử dụng sản phẩm, dịch vụ của hợp tác xã.
  • Có đơn tự nguyện gia nhập và tán thành điều lệ của hợp tác xã.
  • Góp vốn theo quy định và điều lệ hợp tác xã.
  • Điều kiện khác theo quy định của điều lệ hợp tác xã.

>>> Bài viết cùng chuyên mục: Chi nhánh là gì? đặc điểm của chi nhánh

Đặc điểm của hợp tác xã

Hợp tác xã là gì? Tổng quan về hợp tác xã
 

a. Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế tập thể

  • Hợp tác xã có ít nhất 7 thành viên và không giới hạn số thành viên tối đa, các thành viên có thể là cá nhân, hộ gia đình, tổ chức, pháp nhân,...
  • Tài sản và nguồn vốn của hợp tác xã được hình thành chủ yếu từ sự đóng góp của các thành viên.
  • Sự liên kết rộng rãi trong hợp tác xã của những người lao động, của các hộ thành viên, của các nhà đầu tư,…không bị giới hạn bởi số lượng thành viên, quy mô, lĩnh vực và địa bàn sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ.
  • Các thành viên hợp tác xã có quyền biểu quyết ngang nhau không phụ thuộc vốn góp trong việc quyết định quản lý, tổ chức và các hoạt động của hợp tác xã.

b. HTX là một tổ chức đậm tính xã hội

  • Tính xã hội của hợp tác xã thể hiện ở sự tự nguyện, bình đẳng, dân chủ và cùng có lợi.
  • Hợp tác xã giúp đỡ, hỗ trợ cho các thành viên trong quá trình hoạt động.

c. Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân

  • Luật hợp tác xã 23/2012/QH13 quy định hợp tác xã có tư cách pháp nhân. Khi thành lập hợp tác xã thì được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Bộ máy quản lý của hợp tác xã được tổ chức chặt chẽ bao gồm hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng quản trị, giám đốc, ban kiểm soát, kiểm soát viên,...

>>> Có thể bạn quan tâm: Cách tra cứu tên doanh nghiệp 

d. Hợp tác xã hoạt động theo nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm

Hợp tác xã thực hiện quyền tự chủ thông qua các hoạt động:
  • Hợp tác xã tự thực hiện mục tiêu hoạt động, thực hiện tổ chức quản lý và hoạt động của hợp tác xã.
  • Kết nạp thành viên mới, chấm dứt tư cách thành viên hợp tác xã.
  • Tăng giảm vốn điều lệ trong quá trình hoạt động,...
(theo Điều 8 Luật hợp tác xã 23/2012/QH13)
Hợp tác xã tự chịu trách nhiệm bằng việc thực hiện các nghĩa vụ chủ yếu sau:
  • Thực hiện các quy định của điều lệ, hoạt động đúng ngành, nghề.
  • Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của thành viên.
  • Thực hiện quy định của pháp luật về tài chính, thuế, kế toán, kiểm toán, thống kê.
  • Quản lý, sử dụng vốn, tài sản và các quỹ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật.
  • Quản lý, sử dụng đất và tài nguyên khác được Nhà nước giao hoặc cho thuê theo quy định của pháp luật.
(theo Điều 8 Luật hợp tác xã 23/2012/QH13)

e. Hợp tác xã thực hiện việc phân phối thu nhập theo mức độ sử dụng dịch vụ, theo lao động và theo vốn góp

Thu nhập của hợp tác xã sau khi thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước và sau khi đã trích lập các quỹ theo quy định thì được phân phối cho thành viên, hợp tác xã thành viên theo nguyên tắc sau đây:
  • Theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thành viên, hợp tác xã thành viên; theo công sức lao động đóng góp của thành viên đối với hợp tác xã tạo việc làm.
  • Còn lại chia theo vốn góp.
  • Tỷ lệ và phương thức phân phối cụ thể do điều lệ hợp tác xã quy định.

>>> Có thể bạn quan tâm: Vốn điều lệ là gì?

f. HTX được hưởng các chính sách bảo đảm, hỗ trợ và ưu đãi của Nhà nước

  • Công nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài sản, vốn, thu nhập, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
  • Bảo đảm môi trường sản xuất, kinh doanh bình đẳng giữa hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã với các loại hình doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác.
  • Bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và không can thiệp vào hoạt động hợp pháp của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
  • Ngoài ra Nhà nước còn có chính sách ưu đãi thuế TNDN, ưu đãi về lệ phí khi thành lập hợp tác xã.
  • Chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường, ứng dụng khoa học công nghệ,...
  • Chính sách hỗ trợ ưu đãi đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp như đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, giao đất, cho thuê đất, ưu đãi về tín dụng, hỗ trợ vốn vốn, giống khi gặp khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, hỗ trợ chế biến sản phẩm.
(theo Điều 6 Luật hợp tác xã 23/2012/QH13)

>>> Có thể bạn sẽ cần: thủ tục thành lập công ty 2022

Ưu nhược điểm của hợp tác xã

Đối với mỗi loại tổ chức kinh tế cụ thể sẽ có những ưu nhược điểm riêng của nó và hợp tác xã không nằm ngoài quy luật đó. Và ưu nhược điểm của hợp tác xã sẽ thể hiện qua các điểm chủ yếu sau đây:

Ưu điểm của hợp tác xã:

  • Không giới hạn thành viên tham gia, tạo điều kiện cho việc sản xuất, kinh doanh của các cá thể kinh doanh riêng lẻ.
  • Thực hiện trên nguyên tắc dân chủ bình đẳng, quyền biểu quyết như nhau không phụ thuộc vào vốn góp.
  • Thành viên hợp tác xã chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp.

Nhược điểm của hợp tác xã:

  • Khả năng huy động vốn không cao do quyền biểu quyết không phụ thuộc vào vốn góp.
  • Thành viên có quyền biểu quyết ngang nhau nhưng chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi góp vốn không đề cao tính trách nhiệm trong các quyết định.
  • Công tác quản lý hợp tác xã phức tạp do có nhiều thành viên.
Qua bài viết, Song Kim mong rằng các bạn có thể hiểu hơn về hợp tác xã - một loại hình kinh tế có những đặc điểm riêng cùng các ưu, nhược điểm nhất định. Đây là một loại hình kinh tế tập thể, phát huy sức mạnh từ sự hợp tác của nhiều thành viên, đóng góp một phần không nhỏ cho nền kinh tế.
Zalo
X