thủ tục thành lập công ty sản xuất phần mềm

Menu

Hướng dẫn thủ tục thành lập công ty sản xuất phần mềm

18:16:49 11-09-2021 | Lượt xem: 844

Thế giới chúng ta đang bước vào cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4, hay còn gọi là thời đại công nghệ 4.0. Ngay lúc này, việc ứng dụng khoa học, công nghệ, trí tuệ nhân tạo vào sản xuất, đời sống được diễn ra với tần suất cao. Trong đó, việc ứng dụng các phần mềm vào sản xuất, kinh doanh là nền tảng để công nghệ 4.0 phát triển. Chính vì thế, sự ra đời của các công ty sản xuất phần mềm tại Việt Nam đang dẫn đầu về số lượng cũng như số sản phẩm phần mềm ra đời ngày càng tăng cao? Vậy thủ tục thành lập công ty sản xuất phần mềm bao gồm những hồ sơ, quy trình như thế nào? Mời bạn cùng Song Kim tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây.
Hướng dẫn thủ tục thành lập công ty sản xuất phần mềm

Căn cứ pháp lý khi thực hiện thủ tục thành lập công ty sản xuất phần mềm

  • Luật doanh nghiệp số 59/2020/QH14, có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2021
  • Nghị định số 01/2021/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành ngày 04/01/2021
  • Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT, có hiệu lực thi hành ngày 01/05/2021
  • Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg quy định danh mục mã ngành nghề kinh doanh

Thông tin cần chuẩn bị trước khi soạn hồ sơ thành lập công ty phần mềm

Trước khi soạn hồ sơ, bạn cần chuẩn bị đầy đủ và chính xác các thông tin thành lập doanh nghiệp sản xuất phần mềm. Việc chuẩn bị đầy đủ và chính xác các thông tin cần thiết sẽ giúp việc soạn hồ sơ được diễn ra nhanh chóng và hạn chế được sai sót. Từ đó, giúp cho việc thành lập công ty phần mềm được diễn ra thuận lợi hơn. Các thông tin cần chuẩn bị bao gồm:

Ngành nghề kinh doanh công ty sản xuất phần mềm

Ngành nghề công ty sản xuất phần mềm sẽ bao gồm các ngành nghề sau đây:
  • 6201 - Lập trình máy vi tính (Chính)
  • 6202 - Tư vấn máy vi tính và quản trị hệ thống máy vi tính
  • 6209 - Hoạt động dịch vụ công nghệ thông tin và dịch vụ khác liên quan đến máy vi tính. Chi tiết: Khắc phục các sự cố máy vi tính và cài đặt phần mềm.
  • 4651 - Bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm
  • 4741 - Bán lẻ máy vi tính, thiết bị ngoại vi, phần mềm và thiết bị viễn thông trong các cửa hàng chuyên doanh.
Lưu ý:
  • Mã ngành 6201 là mã ngành bắt buộc phải đăng ký khi thành lập công ty lập trình phần mềm
  • 4 mã ngành 6202, 6209, 4651 và 4741 là các mã ngành do dịch vụ thành lập công ty Song Kim đề xuất thêm dựa vào kinh nghiệm hơn 10 năm cung cấp dịch vụ của chúng tôi.

Các thông tin khác cần chuẩn bị khi thành lập công ty lập trình phần mềm

Tên công ty: Theo quy định tại Luật Doanh Nghiệp 2020, tên doanh nghiệp dự kiến mà bạn định đặt không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã đặt trước đó. Do đó, hãy kiểm tra tên doanh nghiệp thật ký trước khi đặt tên doanh nghiệp của bạn.

>>> Có thể bạn quan tâm: Cách kiểm tra tên doanh nghiệp có bị trùng không?

Vốn điều lệ: Các thành viên sáng lập của công ty sẽ phải chịu trách nhiệm hữu hạn trên số vốn điều lệ đã đăng ký. Bên cạnh đó, vốn điều lệ cũng sẽ ảnh hưởng đến lệ phí môn bài phải nộp hằng năm của doanh nghiệp. Vì vậy, hãy đăng ký vốn điều lệ phù hợp với quy mô kinh doanh của bạn. Không đăng ký quá cao hoặc quá thấp, bạn nhé!
Địa chỉ trụ sở chính: Theo Luật nhà ở 2014, địa chỉ trụ sở chính sẽ không được đặt tại chung cư dùng để ở. Ngoài ra, bạn có thể đặt địa chỉ công ty tại bất cứ địa chỉ nào mà bạn sở hữu hợp pháp (do bạn sở hữu, đi thuê, mượn).
Số điện thoại: Từ năm 2021, kể từ thời điểm luật doanh nghiệp 2020 có hiệu lực, doanh nghiệp bắt buộc phải đăng ký số điện thoại khi soạn đơn đăng ký thành lập doanh nghiệp. Số điện thoại có thể là số điện thoại bàn hoặc số điện thoại di động.
Thông tin của các cổ đông sáng lập công ty: việc chuẩn bị đầy đủ thông tin của các thành viên sáng lập là điều bắt buộc khi thực hiện thủ tục thành lập công ty. Các thông tin cần chuẩn bị bao gồm: Tên họ, ngày tháng năm sinh, địa chỉ hộ khẩu thường trú, địa chỉ liên lạc (4 cấp). Số giấy tờ cá nhân, ngày cấp và nơi cấp giấy tờ tùy thân.

Giấy tờ cần chuẩn bị khi thành lập công ty sản xuất phần mềm

Bạn cần chuẩn bị: 1 thành viên sáng lập/1 giấy tờ tùy thân: bản sao y, công chứng không quá 3 tháng.
Các loại giấy tờ tùy thân được chấp thuận khi đăng ký kinh doanh, bao gồm: giấy chứng minh nhân dân; thẻ căn cước công dân; hoặc hộ chiếu

Hồ sơ thành lập công ty sản xuất phần mềm

Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp, hồ sơ thành lập của mỗi loại hình sẽ có mẫu biểu khác nhau. Bạn có thể tải mẫu biểu của từng loại hình doanh nghiệp, tại đây.

Quy trình thành lập công ty lập trình phần mềm

Quy trình thành lập công ty sẽ bao gồm 3 bước cơ bản sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập cty phần mềm

Hoàn thiện bộ hồ sơ thành lập công ty theo đúng loại hình doanh nghiệp mà bạn định thành lập.
Số lượng hồ sơ cần chuẩn bị: 01 bộ. Ký bằng bút mực xanh.
Kẹp giấy tờ cá nhân sao y vào hồ sơ

Bước 2: Nộp hồ sơ và nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Có 2 cách nộp hồ sơ, cụ thể như sau:
  • Cách 1: Nộp trực tiếp tại phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
  • Cách 2: Scan tất cả hồ sơ đã chuẩn bị sang file pdf. Nộp online qua cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Khi nộp hồ sơ bằng cách này, bạn cần có tài khoản đăng ký kinh doanh hoặc chữ ký số công cộng. (Song Kim hay sử dụng cách này để nộp hồ sơ)
Thời gian thẩm tra hồ sơ và trả giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bộ hồ sơ hợp lệ.

Bước 3: Đặt con dấu tròn và bảng tên công ty phần mềm

Sử dụng thông tin được cấp trên GPKD bao gồm: Tên doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính để khắc con dấu tròn. Đến đây, quy trình thành lập công ty lập trình phần mềm đã hoàn tất.
Lưu ý: từ năm 2021, doanh nghiệp không cần phải làm thủ tục thông báo mẫu dấu cho sở kế hoạch đầu tư
Trên đây là chi tiết về quy trình thành lập công ty phần mềm theo luật doanh nghiệp mới nhất (2020), Song Kim chúc bạn đăng ký kinh doanh thành công.
>>> Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty quảng cáo
Zalo
X