Kế toán nội bộ là bộ phận kế toán không thể thiếu của doanh nghiệp, trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp hằng ngày. Vậy kế toán nội bộ là gì? Công việc cần thực hiện của kế toán nội bộ bao gồm những gì?
Tổng quan về kế toán nội bộ
- Kế toán nội bộ là công việc kế toán thực hiện trên toàn bộ những phát sinh thực tế trong thực tế trong doanh nghiệp, bao gồm những khoản phát sinh không tuân thủ quy định về hóa đơn chứng từ. Việc ghi nhận toàn bộ các nghiệp vụ phát sinh là cơ sở dữ liệu quan trọng cho việc quản trị doanh nghiệp, làm căn cứ để xác định kết quả kinh doanh thực tế chính xác.
- Những khoản phát sinh không chứng từ không còn xa lạ đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Trong thực tế, những khoản này luôn chiếm tỷ lệ nhất định trong chi phí của doanh nghiệp.
- Ngoài việc trực tiếp thực hiện công việc kế toán ở mức chi tiết nhất thì các báo cáo của kế toán nội bộ là dữ liệu quan trọng cho kế toán quản trị.
Mô tả công việc của kế toán nội bộ
Mặc dù công việc của kế toán nội bộ có những vị trí với chi tiết công việc khác nhau, nhưng nhìn chung kế toán nội bộ thực hiện tất cả các công việc ghi chép các hoạt động diễn ra hàng ngày với mô tả công việc như sau:
- Lập chứng từ, kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ kế toán và luân chuyển theo đúng quy trình của doanh nghiệp.
- Hạch toán tất cả các nghiệp vụ phát sinh từ chứng từ kế toán.
- Quản lý, sắp xếp và lưu trữ các chứng từ nội bộ một cách khoa học và an toàn.
- Phối hợp thực hiện công việc đối với các kế toán nội bộ khác, với các bộ phận khác trong doanh nghiệp.
- Lập các báo cáo định kỳ hàng tuần, tháng, quý hoặc các báo cáo đột xuất theo yêu cầu của kế toán trưởng, ban quản lý của doanh nghiệp
- Thực hiện thống kê, phân tích số liệu về tình hình sản xuất, kinh doanh thực tế của doanh nghiệp để ban quản trị có thể đưa ra các quyết định phù hợp.
Vậy, kế toán nội bộ làm những gì với những chức danh nào?
Hiện nay, tùy theo tổ chức của doanh nghiệp mà công việc kế toán nội bộ được chia thành các chức danh với phạm vi công việc khác nhau, chủ yếu bao gồm các chức danh công việc sau:
Kế toán nội bộ có thể sẽ là thủ quỹ của doanh nghiệp
Thủ quỹ là “tay hòm chìa khóa” được giao nhiệm vụ để quản lý, theo dõi vấn đề thu, chi quỹ tiền mặt. Thủ quỹ phải đảm bảo đảm bảo sự rõ ràng, minh bạch trong việc sử dụng quỹ tiền mặt của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp nhỏ, kế toán nội bộ thường kiêm nhiệm công việc của thủ quỹ. Sau đây,
dịch vụ thay đổi GPKD Song Kim sẽ gởi đến các bạn những công việc mà thủ quỹ sẽ thực hiện, bao gồm:
- Quản lý quỹ tiền mặt và các khoản thu, chi tiền đảm bảo đúng theo quy định của doanh nghiệp.
- Định kỳ thực hiện thống kê, lập báo cáo quỹ tiền mặt với chi tiết về các khoản thu, chi. Đảm bảo các khoản chi chính xác, hợp lý, đúng mục đích.
- Lập kế hoạch quỹ tiền mặt, cân đối thu chi nhằm đảm bảo thực hiện kịp thời các khoản chi, duy trì số dư quỹ hợp lý.
Kế toán nội bộ sẽ thực hiện nhiệm vụ thanh toán hay còn gọi là kế toán thanh toán
Kế toán thanh toán là người trực tiếp thực hiện các nghiệp phụ thu, chi cho các đối tượng bên trong và ngoài doanh nghiệp. Cụ thể, kế toán thanh toán thực hiện các công việc sau:
- Lập các chứng từ thu, chi.
- Thực hiện hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hoạt động thu, chi trong doanh nghiệp.
- Lên kế hoạch thanh toán định kỳ hàng tuần. Phối hợp với thủ quỹ duy trì số dư quỹ tiền mặt và số dư tài khoản ngân hàng phù hợp cho kế hoạch thanh toán.
- Theo dõi công nợ phải thu, phải trả và đôn đốc thu hồi công nợ. Định kỳ thực hiện đối chiếu công nợ.
- Quản lý và lưu trữ chứng từ liên quan đến thanh toán của doanh nghiệp.
Kế toán kho là 1 trong các chức danh của kế toán nội bộ
Kế toán kho hay còn được gọi là thủ kho, là người trực tiếp quản lý kho chứa hàng hóa, nguyên vật liệu. Kế toán kho có nhiệm vụ chính là theo dõi và quản lý số lượng hàng hóa xuất, nhập, tồn trong kho và tránh thất thoát bằng việc lập chứng từ và ghi chép từng nghiệp vụ liên quan đến hàng hóa, nguyên vật liệu trong kho. Sau đây,
dịch vụ thành lập công ty Song Kim xin gởi đến các bạn các công việc của kế toán kho, cụ thể như sau:
- Kiểm soát quá trình nhập, xuất hàng hóa. Cập nhật tình hình hàng hóa trong kho. Thực hiện xử lý đối với hàng hóa hư hỏng, hết hạn sử dụng. Đảm bảo số lượng hàng tồn kho cho kế hoạch giao hàng.
- Lập các chứng từ nhập – xuất hàng hóa, đối chiếu với hóa đơn mua bán hàng và các chứng từ mua bán.
- Thực hiện hạch toán kế toán các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hàng tồn kho như xuất nhập kho hàng hóa, nguyên vật liệu.
- Định kỳ kế toán kho thực hiện báo cáo tồn kho, đưa ra các giải pháp tối ưu nhằm quản lý hàng tồn kho hiệu quả.
Kế toán dự án là 1 chức danh mà kế toán nội bộ có thể kiêm nhiệm
Kế toán dự án là vị trí không thể thiếu ở các doanh nghiệp có dự án giá trị lớn cần theo dõi chi phí chặt chẽ như công trình xây dựng, dự án marketing,... Kế toán dự án là người chịu trách nhiệm tài chính cho một hoặc nhiều dự án của doanh nghiệp. Kế toán dự án thường thực hiện các công việc sau đây:
- Theo dõi và đảm bảo các khoản thu chi của dự án luôn được ghi nhận đầy đủ và kịp thời.
- Đối chiếu chi phí phát sinh của từng giai đoạn so với kế hoạch tài chính của dự án. Báo cáo cho ban quản lý dự án và ban quản trị khi có bất thường về chi phí.
- Quản lý các hợp đồng ký kết với khách hàng và các nhà cung cấp. Theo dõi tiến độ thực hiện hợp đồng, cập nhật các hợp đồng mới.
- Kiểm tra, kiểm soát việc tạm ứng, nghiệm thu và thanh quyết toán với nhà thầu, nhà cung cấp.
- Tổng hợp, lưu trữ các hồ sơ liên quan đến dự án như hợp đồng, hồ sơ nghiệm thu, thanh toán.
- Theo dõi chế độ bảo hành, bảo trì dự án chưa hết hạn.
- Định kỳ lập các báo cáo tài chính dự án, tham gia các cuộc họp về tình hình tài chính dự án.
Qua bài viết với các nội dung cụ thể về kế toán nội bộ như mô tả công việc kế toán nội bộ, các vị trí của công việc kế toán nội bộ,
Song Kim mong rằng các bạn sẽ hiểu rõ hơn về công việc kế toán nội bộ này.