sự khác nhau giữa doanh nghiệp nhỏ và khởi nghiệp

Menu

Khi thành lập một doanh nghiệp nhỏ khác gì so với tự do khởi nghiệp?

17:58:21 14-10-2020 | Lượt xem: 1481

Bạn đừng nhầm tưởng thành lập một doanh nghiệp nhỏ và khởi nghiệp là một. Thực tế, từ khâu lên ý tưởng cho đến lập và triển kế hoạch của thành lập doanh nghiệp nhỏ so với khởi nghiệp tự do có sự khác nhau đấy nhé!
Khi thành lập một doanh nghiệp nhỏ khác gì so với tự do khởi nghiệp?

Khi thành lập một doanh nghiệp nhỏ khác gì so với tự do khởi nghiệp?

Cùng xem qua những yếu tố khác nhau của việc thành lập công ty nhỏ và tự do khởi nghiệp được cụ thể hóa như sau:

Thứ nhất: Về lợi nhuận

Đối với việc lập ra 1 công ty nhỏ, có lẽ doanh chủ sẽ muốn có được doanh thu ngay khi đi vào hoạt động và cần có lợi nhuận ổn định, liên tục. Giá trị của lợi nhuận cũng phụ thuộc vào số tiền mà chủ doanh nghiệp muốn kiếm được, phụ thuộc vào kế hoạch mở rộng doanh nghiệp.
Đối với khởi nghiệp, muốn có được lợi nhuận sẽ cần một thời gian dài, ít nhất là từ 3-6 tháng, doanh thu có thể cũng không được như mong muốn. Khi đó, nhà khởi nghiệp thường tập trung phát triển sản phẩm thật có ích có người dùng và xây dựng được tệp khách hàng đông đảo. Nếu thành công, lợi nhuận sau này sẽ tăng trưởng gấp nhiều lần.

Thứ 2: Khả năng tài chính khi khởi nghiệp

Với việc thành lập doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngoài việc tiêu tiền túi thì bạn chắc chắn sẽ cần vay vốn từ người thân, bạn bè, ngân hàng hay các nhà đầu tư. Để tồn tại, doanh nghiệp cần chi tiêu thông minh và dĩ nhiên, việc vay vốn sẽ đi kèm với trả tiền đúng hạn kèm lãi suất.
Với nhà khởi nghiệp, nhiều người bắt đầu với vốn của bản thân hoặc đóng góp từ người thân, vài trường hợp gọi vốn bên ngoài. Tuy vậy, phần lớn startup sẽ gọi vốn từ nhà đầu tư thiên thần hoặc quỹ đầu tư mạo hiểm.
Nhà sáng lập startup cũng có những áp lực từ việc nhà đầu tư hy vọng doanh nghiệp có thể mang đến nguồn lợi khổng lồ. Điều này đòi hỏi, khi ý tưởng đã được phát triển đầy đủ, sản phẩm đã hoàn thiện và đã kêu gọi vốn đầu tư, thì tốc độ phát triển của doanh nghiệp phải ở mức cực nhanh, để phủ thị trường, chiếm thị phần, tối ưu hóa lợi nhuận.

Thứ 3: Tính đột phá trong kinh doanh

Doanh nghiệp nhỏ thường không có quá nhiều đột phá vì thường sẽ được tham khảo mô hình từ nhiều nhà kinh doanh trước đó. Nhờ vậy, có thể học hỏi được kinh nghiệm nhiều hơn. Đa số, mô hình vận hành của các doanh nghiệp nhỏ sẽ làm: chủ doanh nghiệp đã làm trong 1 ngành nghề cụ thể nào đó, có đủ kiến thức về sản phẩm, mối quan hệ với khách hàng đã có, và họ sẽ mở công ty để kinh doanh chính những mặt hàng mà họ có thế mạnh. Các vấn đề về quản lý doanh nghiệp như: kế toán họ sẽ thuê dịch vụ kế toán trọn gói để thực hiện công việc. Cần marketing thêm về sản phẩm, họ sẽ thuê các cá nhân chuyên làm marketing để triển khai,…
Về khởi nghiệp, đột phá trở thành yếu tố bắt buộc nếu muốn có thành công. Startup cần làm được những điều thị trường chưa có hoặc tạo ra thứ mới mẻ hơn so với thị trường sẵn có. Ví dụ, startup có thể tạo được phân khúc mới cho sản phẩm, tạo ra mô hình kinh doanh khác biệt, tạo ra một công nghệ ấn tượng dẫn đầu xu hướng,...

Thứ 4: Kỹ năng quản lý

Một doanh nghiệp nhỏ sẽ có số lượng nhân viên phụ thuộc vào kế hoạch vận hàng mà bạn đã đề ra từ trước. Vì thế, tâm lý và kỹ năng quản lý cũng được chuẩn bị từ trước đó.
Đối với startup thì doanh nghiệp luôn muốn phát triển càng lớn mạnh càng tốt, càng nhanh càng tốt. Vì thế, nhà lãnh đạo cần có kỹ năng quản lý thật vững vàng với nhiều phương diện, từ quản lý nhân viên đến kỹ năng đàm phán với đối tác, nhà đầu tư, quản lý vốn,...

Thứ 5: Tính tăng trưởng

Doanh nghiệp với quy mô vừa và nhỏ sẽ được vận hành ở phạm vi nhất định được giới hạn. Chủ doanh nghiệp sẽ chủ động giới hạn tăng trưởng và tập trung phục vụ phân khúc khách hàng nhất định mà mình đang hướng tới. Doanh nghiệp nhỏ sẽ quan tâm nhiều hơn đến lợi nhuận rồi mới mở rộng sau.
Nhà khởi nghiệp lại có tính tăng trưởng khác một chút, đó là doanh nghiệp sẽ không đặt giới hạn sự tăng trưởng và luôn tham vọng phát triển nhanh, mạnh nhất có thể. Startup luôn mong muốn có được sức ảnh hưởng với thị trường trong thời gian nhanh nhất.
>>> Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ mở công ty tại Cần Thơ

Thứ 6: Tham vọng

Doanh nghiệp nhỏ thường có tham vọng sẽ truyền lại công ty cho thế hệ sau của gia đình hoặc bán cho tập đoàn lớn nếu thấy có lợi nhuận.
Nhà khởi nghiệp thường mang tham vọng không ngừng phát triển, luôn muốn nỗ lực hết sức để đi đến thành công.
>>> Sau khi tham khảo bài viết do Song Kim chia sẻ, chắc hẳn bạn đã phân biệt được khi thành lập một doanh nghiệp nhỏ khác gì so với tự do khởi nghiệp. Dù là bạn đang nung nấu ý định nào thì cũng nên cân nhắc mục tiêu, xây dựng kế hoạch cụ thể để có được thành công nhé!
Zalo
X