Mã ngành nghề chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt

Menu

Mã ngành chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt

15:39:27 18-09-2021 | Lượt xem: 3155

Hỏi: Chào Song Kim,
Tôi đang có nhu cầu mở 1 lò mổ heo tại Đồng Tháp. Đối với dự định này, tôi phải đăng ký kinh doanh mã ngành nghề nào để có thể hoạt động và tiếp tục xin các giấy phép con. Mong nhận được hồi âm từ quý công ty!
Văn Quý – Đồng Tháp
Đáp: Chào anh Quý,
Cảm ơn anh đã gởi câu hỏi đến bộ phận tư vấn của chúng tôi. Đối với dự định kinh doanh của anh, thì mã ngành chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt là hoàn toàn phù hợp. Đây là mã ngành đã được quy định tại quyết định 27/2018/QĐ-TTg, có mã ngành 1010. Sau đây, mời anh cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết mã ngành nghề này qua nội dung sau đây.
Mã ngành chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt

Căn cứ pháp lý khi đăng ký mã ngành chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt

  • Luật doanh nghiệp số 59/2020/QH14, ban hành ngày 17/06/2020
  • Nghị định số 01/2021/NĐ-CP, ban hành ngày 04/01/2021
  • Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT, ban hành ngày 16/03/2021
  • Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg quy định danh mục mã ngành nghề kinh doanh, ban hành ngày 06/07/2018

>>> Bài viết cùng chuyên mục: mã ngành nghề dịch vụ hỗ trợ khai khoáng

Mã ngành 101 - 1010: Mã ngành nghề chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt

Nhóm này gồm: Các hoạt động chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt.
Loại trừ:
- Chế biến món ăn sẵn đông lạnh từ thịt động vật và thịt gia cầm được phân vào nhóm 10751 (Sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn từ thịt);
- Chế biến súp có chứa thịt được phân vào nhóm 10790 (Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu);
- Bán buôn thịt được phân vào nhóm 463 (Bán buôn lương thực, thực phẩm, đồ uống và sản phẩm thuốc lá, thuốc lào);
- Đóng gói thịt được phân vào nhóm 82920 (Dịch vụ đóng gói).

Mã ngành 10101: Mã ngành nghề giết mổ gia súc, gia cầm

- Hoạt động giết mổ bao gồm giết, mổ, đóng gói, bảo quản thịt: trâu, bò, lợn, cừu, dê, ngựa, thỏ, các loại gia cầm, lạc đà...
Nhóm này cũng gồm:
- Hoạt động giết mổ cá voi trên đất liền hoặc trên tàu thuyền chuyên dùng;

>>> Có thể bạn quan tâm: cách tra cứu ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp

Mã ngành 10102: Mã ngành nghề chế biến và bảo quản thịt

- Sản xuất thịt tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh, thịt tươi dạng nguyên con;
- Sản xuất thịt tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh, thịt tươi dạng pha miếng;
- Sản xuất thịt tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh, thịt tươi dạng từng phần riêng.
- Hoạt động chế biến cá voi trên đất liền hoặc trên tàu thuyền chuyên dùng;
- Sản xuất da sống và lông thú bắt nguồn từ hoạt động giết mổ kể cả từ những người buôn bán da lông thú;
- Chế biến mỡ động vật;
- Chế biến lục phủ ngũ tạng động vật;
- Sản xuất lông vũ.

>>> Có thể bạn sẽ cần: hồ sơ thành lập công ty

Mã ngành 10109: Mã ngành nghề chế biến và bảo quản các sản phẩm từ thịt

Nhóm này gồm:
- Sản xuất thịt sấy khô, hun khói, ướp muối;
- Sản xuất sản phẩm thịt gồm: Xúc xích, pate, thịt dăm bông.
Cách ghi mã ngành khi đăng ký kinh doanh ngành nghề chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt -h2
Căn cứ vào nghị định 01/2021/NĐ-CP về thủ tục đăng ký kinh doanh, khi đăng ký mã ngành nghề chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt, mã ngành sẽ được ghi như sau:
STT Tên ngành Mã ngành Ngành, nghề kinh doanh chính (đánh dấu X để chọn một trong các ngành, nghề đã kê khai)
1 Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt 1010  
Trên đây là chi tiết về ngành nghề sản xuất, chế biến và bảo quản thịt, chúng hoàn toàn phù hợp với dự định kinh doanh của anh. Dịch vụ thành lập công ty uy tín Song Kim chúc anh đăng ký kinh doanh thành công!
Zalo
X