Mã ngành chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản

Menu

Mã ngành chế biến thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản

15:44:33 18-09-2021 | Lượt xem: 4448

Hỏi: Chào Song Kim,
Hiện tôi đang định mở 1 xưởng sơ chế, cấp đông các loại hải sản được đánh bắt gần bờ. Như vậy, tôi phải đăng ký kinh doanh với mã ngành nghề gì? Nhờ quý công ty tư vấn giúp tôi. Chân thành cảm ơn!
Anh Tuấn – Ninh Thuận
Đáp: Chào anh Tuấn,
Cảm ơn anh đã gởi câu hỏi đến bộ phận tư vấn của Song Kim. Với dự định kinh doanh của anh, anh phải đăng ký mã ngành chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm thủy sản. Mã ngành nghề này đã được quy định tại quyết định 27/2018/QĐ-TTg do thủ tướng chính phủ ban hành. Mời anh cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về ngành nghề qua bài viết sau.
Mã ngành chế biến thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản

Căn cứ pháp lý khi đăng ký kinh doanh mã ngành chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản

  • Luật doanh nghiệp số 59/2020/QH14, ban hành ngày 17/06/2020
  • Nghị định số 01/2021/NĐ-CP, ban hành ngày 04/01/2021
  • Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT, ban hành ngày 16/03/2021
  • Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg quy định danh mục mã ngành nghề kinh doanh, ban hành ngày 06/07/2018

>>> Bài viết cùng chuyên mục: Mã ngành nghề chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt

Mã ngành 102 - 1020: Mã ngành nghề chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản

Nhóm này gồm:
- Chế biến và bảo quản cá, tôm, của và loài thân mềm; làm lạnh, sấy khô, hun khói, ướp muối, ngâm trong nước muối, đóng gói...
- Sản xuất các sản phẩm cá, tôm cua và các loài động vật thân mềm; cá nấu chín, cá khúc, cá rán, trứng cá muối, phụ phẩm trứng cá muối...
- Sản xuất các thức ăn cho người hoặc súc vật từ cá;
- Sản xuất các thức ăn từ cá và các động vật sống dưới nước khác không dùng cho người.
Nhóm này cũng gồm:
- Hoạt động của các tàu tham gia việc chế biến, bảo quản cá;
- Chế biến rong biển.
Loại trừ:
- Chế biến cá voi trên đất liền hoặc trên tàu chuyên dùng được phân vào nhóm 1010 (Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt);
- Sản xuất dầu mỡ từ nguyên liệu thủy sản được phân vào nhóm 10401 (Sản xuất dầu, mỡ động vật);
- Sản xuất các món ăn chế biến sẵn từ thủy sản được phân vào nhóm 10752 (Sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn từ thủy sản);
- Sản xuất súp cá được phân vào nhóm 10790 (Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu).

>>> Bài viết hướng dẫn cách: tra cứu mã ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp 

Mã ngành 10201: Mã ngành nghề chế biến và bảo quản thủy sản đông lạnh:

Nhóm này gồm:
- Chế biến thực phẩm chủ yếu là thủy sản đông lạnh;
- Bảo quản thủy sản chủ yếu bằng phương pháp đông lạnh.

Mã ngành 10202: Mã ngành nghề chế biến và bảo quản thủy sản khô:

Nhóm này gồm:
- Chế biến thực phẩm chủ yếu là thủy sản khô;
- Bảo quản thủy sản chủ yếu bằng phương pháp sấy, hun khói, ướp muối và đóng hộp.

Mã ngành 10203: Mã ngành nghề chế biến và bảo quản nước mắm:

Nhóm này gồm: Chế biến và bảo quản mắm từ cá và các động vật sống dưới nước khác.

>>> Có thể bạn sẽ cần: Hướng dẫn các bước thành lập doanh nghiệp

Mã ngành 10209: Mã ngành nghề chế biến và bảo quản các sản phẩm khác từ thủy sản

Nhóm này gồm: Các hoạt động chế biến và bảo quản các sản phẩm khác từ thủy sản chưa được phân vào đâu.

Cách điền mã ngành nghề khi đăng ký kinh doanh ngành chế biến thủy sản

Theo quy định tại nghị định 01/2021/NĐ- CP về thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh, anh phải áp dụng mã ngành nghề cấp 4 (có 4 số). Chi tiết mã ngành nghề kinh doanh như sau:
STT Tên ngành Mã ngành Ngành, nghề kinh doanh chính (đánh dấu X để chọn một trong các ngành, nghề đã kê khai)
1 Chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản 1020  
Trên đây là chi tiết về mã ngành nghề chế biến, bảo quản thủy sản, hoàn toàn phù hợp với dự định đăng ký kinh doanh của anh. Dịch vụ thành lập công ty TPHCM chúc anh đăng ký kinh doanh thành công!
Zalo
X