Mã ngành nghề chế biến và bảo quảo rau củ quả

Menu

Mã ngành chế biến và bảo quản rau củ quả

15:50:04 18-09-2021 | Lượt xem: 4328

Hỏi: Chào Song Kim,
Tôi tên Hồng Yến, hiện đang sinh sống và làm việc tại Đà Lạt. Hiện tôi đang có dự định mở 1 xưởng sấy khô, làm mứt từ các loại nông sản địa phương như: hồng, dâu tây, khoai lang,…Như vậy, tôi phải đăng ký mã ngành nghề kinh doanh nào cho phù hợp với dự định kinh doanh của tôi. Mong nhận được hồi âm từ quý công ty!
Hồng Yến – Đà Lạt
Đáp: Chào chị Yến,
Cảm ơn chị đã gởi câu hỏi đến Song Kim. Với các mặt hàng mà chị dự định sản xuất, chị phải đăng ký mã ngành nghề chế biến và bảo quản rau củ quả, với mã ngành 1030 (theo quyết định 27/2018/QĐ-TTg). Mời chị cùng chúng tôi tham khảo chi tiết ngành nghề kinh doanh này qua nội dung sau
Mã ngành chế biến và bảo quảo rau củ quả

Căn cứ pháp lý khi đăng ký kinh doanh mã ngành chế biến và bảo quản rau củ quả

  • Luật doanh nghiệp số 59/2020/QH14, ban hành ngày 17/06/2020
  • Nghị định số 01/2021/NĐ-CP, ban hành ngày 04/01/2021
  • Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT, ban hành ngày 16/03/2021
  • Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg quy định danh mục mã ngành kinh doanh, ban hành ngày 06/07/2018

>>> Bài viết cùng chuyên mục: Mã ngành nghề chế biến thủy sản

Mã ngành 103 - 1030: Mã ngành nghề chế biến và bảo quản rau quả

Mã ngành 10301: Mã ngành nghề sản xuất nước ép từ rau quả

Nhóm này gồm:
Sản xuất nước ép không cô đặc từ các loại rau và quả, không lên men và không chứa cồn.
- Sản xuất nước ép hỗn hợp từ rau và quả.

>>> Có thể bạn quan tâm: kiểm tra ngành nghề kinh doanh theo mã số thuế

Mã ngành 10309: Mã ngành nghề chế biến và bảo quản rau quả khác

Nhóm này gồm:
- Chế biến thực phẩm chủ yếu là rau quả, trừ các thức ăn đã chế biến sẵn để lạnh;
- Bảo quản rau, quả, hạt bằng phương pháp đông lạnh, sấy khô, ngâm dầu,...
- Chế biến thức ăn từ rau quả;
- Chế biến mứt rau quả;
- Chế biến mứt sệt, mứt đóng khuôn và mứt dạng nước (thạch hoa quả);
- Chế biến và bảo quản khoai tây như: chế biến khoai tây làm lạnh; chế biến khoai tây nghiền làm khô; chế biến khoai tây rán; chế biến khoai tây giòn và chế biến bột khoai tây;
- Rang các loại hạt;
- Chế biến thức ăn từ hạt và thức ăn sệt.
Nhóm này cũng gồm:
- Bóc vỏ khoai tây;
- Bóc vỏ hạt điều, bóc vỏ đậu phộng;
- Sản xuất giá sống;
- Chế biến các thực phẩm cô đặc từ rau quả tươi;
- Sản xuất thực phẩm từ rau quả dễ hỏng làm sẵn như: sa lát, rau đã cắt hoặc gọt, đậu để đông.
Loại trừ:
- Chế biến bột hoặc thức ăn từ hạt khô được phân vào nhóm 1061 (Xay xát và sản xuất bột thô);
- Bảo quản quả và hạt trong đường được phân vào nhóm 10730 (Sản xuất ca cao, sôcôla và mứt kẹo);
- Sản xuất các phần ăn sẵn từ rau được phân vào nhóm 10759 (Sản xuất món ăn, thức ăn chế biến sẵn khác);
- Sản xuất các thực phẩm cô đặc nhân tạo được phân vào nhóm 10790 (Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu).

>>> Bài viết hướng dẫn thủ tục: thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp

Cách sử dụng mã ngành nghề chế biến và bảo quản rau củ quả khi đăng ký kinh doanh

Theo quy định tại quyết định 27/2018/QĐ-TTg và nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh, chị phải sử dụng mã ngành nghề cấp 4 (có 4 số) để thực hiện thủ tục. Cách ghi mã ngành chế biến và bảo quản rau củ quả chi tiết sẽ như sau:
STT Tên ngành Mã ngành Ngành, nghề kinh doanh chính (đánh dấu X để chọn một trong các ngành, nghề đã kê khai)
1 Chế biến và bảo quản rau quả 1030  
Trên đây là chi tiết về ngành nghề chế biến và bảo quản rau củ quả. Nếu chị còn bất cứ thắc mắc nào khác cần giải đáp, liên hệ ngay với dịch vụ mở công ty Song Kim để được tư vấn và hỗ trợ.
Zalo
X