Mã ngành sản xuất dầu, mỡ động, thực vật

Menu

Mã ngành nghề sản xuất dầu, mỡ động, thực vật

15:54:58 18-09-2021 | Lượt xem: 1911

Hỏi: Chào quý công ty,
Tôi đang định mở 1 xưởng sản xuất dầu dừa ép lạnh tại Bến Tre, tôi chỉ mở hộ kinh doanh thôi. Như vậy, tôi phải đăng ký mã ngành nghề nào cho phù hợp với dự định kinh doanh của tôi? Nhờ Song Kim tư vấn giúp. Chân thành cảm ơn!
Ngọc Hằng – Bến Tre
Đáp: Chào chị Hằng,
Cảm ơn chị đã gởi câu hỏi đến bộ phận tư vấn của chúng tôi. Việc sản xuất dầu dừa, khi đăng ký kinh doanh sẽ có mã ngành 1040 – Sản xuất dầu, mỡ động, thực vật. Mã ngành nghề này đã được quy định cụ thể tại quyết định 27/2018/QĐ-TTg. Sau đây, mời chị cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về mã ngành nghề này, qua nội dung sau.
Mã ngành nghề sản xuất dầu, mỡ động, thực vật
 

Căn cứ pháp lý khi đăng ký kinh doanh mã ngành sản xuất dầu, mỡ động thực vật

  • Luật doanh nghiệp số 59/2020/QH14, ban hành ngày 17/06/2020
  • Nghị định số 01/2021/NĐ-CP, ban hành ngày 04/01/2021
  • Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT, ban hành ngày 16/03/2021
  • Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg quy định danh mục mã ngành nghề kinh doanh, ban hành ngày 06/07/2018

>>> Bài viết cùng chuyên mục: Mã ngành nghề chế biến và bảo quản rau củ quả

Mã ngành 104 - 1040: Mã ngành nghề sản xuất dầu, mỡ động, thực vật

Nhóm này gồm:
- Các hoạt động chế biến, bảo quản dầu mỡ động, thực vật thô và tinh luyện.
Loại trừ:
- Nấu và lọc mỡ lợn và các mỡ động vật ăn được khác được phân vào nhóm 1010 (Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt);
- Xay bột ngô ẩm được phân vào nhóm 10620 (Sản xuất tinh bột và các sản phẩm từ tinh bột);
- Sản xuất dầu thiết yếu được phân vào nhóm 20290 (Sản xuất sản phẩm hoá chất khác chưa được phân vào đâu);
- Xử lý dầu và mỡ bằng phương pháp hoá học được phân vào nhóm 20290 (Sản xuất sản phẩm hoá chất khác chưa được phân vào đâu).
>>> Có thể bạn quan tâm: Cách tra cứu ngành nghề kinh doanh

Mã ngành 10401: Mã ngành nghề sản xuất dầu, mỡ động vật

Nhóm này gồm:
- Sản xuất mỡ động vật, trừ nấu và lọc mỡ lợn và các loại động vật ăn được khác (gia cầm);
Nhóm này cũng gồm:
- Sản xuất dầu và dầu động vật không ăn được;
- Chiết xuất dầu cá và cá heo.
- Sản xuất mỡ ăn tổng hợp.
>>> Cách thành lập công ty mới nhất 2022, xem thêm tại đây

Mã ngành 10402: Mã ngành nghề sản xuất dầu, bơ thực vật:

- Thực vật thô, dầu ô liu, dầu đậu nành, dầu cọ, dầu hướng dương, dầu hạt bông, dầu nho, dầu cải hoặc dầu mù tạc, dầu hạt lanh...
- Sản xuất bột hoặc thức ăn từ các hạt có dầu chưa lấy dầu;
- Sản xuất dầu thực vật tinh luyện: Dầu ôliu, dầu đậu nành...
- Chế biến dầu thực vật: Luộc, khử nước, hiđrô hoá...
- Sản xuất bơ thực vật;
- Sản xuất chất phết bánh từ dầu thực vật;
Nhóm này cũng gồm:
- Sản xuất khô dầu, xơ bông và các sản phẩm phụ khác từ sản xuất dầu.

Cách điền mã ngành nghề sản xuất dầu, mỡ động thực vật khi đăng ký kinh doanh

Theo quy định của pháp luật hiện hành, khi thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh, chị phải sử dụng mã ngành nghề cấp 4 (có 4 số) để đăng ký kinh doanh. Cách ghi ngành nghề kinh doanh, cụ thể sẽ như sau:
STT Tên ngành Mã ngành Ngành, nghề kinh doanh chính (đánh dấu X để chọn một trong các ngành, nghề đã kê khai)
1 Sản xuất dầu, mỡ động, thực vật 1040  
Trên đây là toàn bộ chi tiết về mã ngành sản xuất dầu, mở động, thực vật và các ghi mã ngành nghề khi đăng ký kinh doanh. Nếu trong quá trình thực hiện thủ tục, chị còn bất cứ thắc mắc nào khác cần giải đáp, liên hệ ngay với dịch vụ mở công ty Song Kim để được hỗ trợ và tư vấn.
Zalo
X