Thủ tục thành lập công ty kinh doanh thực phẩm

Menu

Quy trình và thủ tục thành lập công ty kinh doanh thực phẩm

11:26:38 23-02-2020 | Lượt xem: 7174

Kinh doanh thực phẩm là một ngành kinh doanh đã có từ rất lâu đời vì nhu cầu thiết yếu của chúng đối với cuộc sống của mỗi chúng ta. Vì thực phẩm là loại hàng hóa liên quan mật thiết đến sức khỏe người sử dụng nên việc kinh doanh thực phẩm sẽ chịu sẽ điều tiết, kiểm tra của các ban ngành liên quan. Vì vậy, đối với ngành kinh doanh thực phẩm, đây là một ngành kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật Đầu Tư năm 2016. Hôm nay, Song Kim sẽ gởi đến quý bạn đọc bài viết hướng dẫn chi tiết về quy trình và thủ tục thành lập công ty kinh doanh thực phẩm. Mời các bạn cùng chúng tôi tham khảo qua bài viết sau đây.
Quy trình và thủ tục thành lập công ty kinh doanh thực phẩm

Quy trình thành lập công ty kinh doanh thực phẩm

Do là ngành kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật, đối với việc thành lập công ty kinh doanh thực phẩm, bạn cần phải thực hiện 2 bước sau đây:
  • Bước 1: Thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh tại Sở Kế Hoạch Đầu Tư tỉnh/thành phố
  • Bước 2: Thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm tại Ban Quản Lý An Toàn Thực Phẩm hoặc Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Tỉnh/Thành Phố

Bước 1: Thủ tục, hồ sơ thành lập công ty kinh doanh thực phẩm

Đầu tiên, bạn cần thực hiện thủ tục đăng ký thành lập công ty tại Sở Kế Hoạch Đầu Tư Tỉnh/Thành phố nơi công ty bạn đặt trụ sở. Bộ hồ sơ đăng ký thành lập cơ bản sẽ bao gồm:
  • Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh
  • Điều lệ công ty
  • Bảng danh sách thành viên/cổ đông sáng lập nếu công ty bạn định thành lập là công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc công ty cổ phẩn
  • Giấy Chứng minh nhân dân/thẻ căn cước công dân/Hộ chiếu của các thành viên sáng lập, có sao y công chứng không quá 3 tháng và thời hạn sử dụng của các loại giấy tờ này không quá 15 năm. Số lượng: 1 hồ sơ/thành viên
Sau khi nhận bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ do doanh nghiệp nộp, trong thời hạn từ 03-05 ngày làm việc, Sở Kế Hoạch Đầu Tư sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

>>> Có thể bạn quan tâm: Cách tra cứu tên doanh nghiệp có bị trùng không?

Lưu ý khi về mã ngành nghề của ngành kinh doanh thực phẩm

Đối với ngành kinh doanh thực phẩm, ngành nghề kinh doanh sẽ chia ra 2 mảng là bán buôn (bán sỉ) và bán lẻ tại các cửa hàng chuyên doanh. Nên khi đăng ký và áp mã ngành cho ngành bán thực phẩm, bạn nên đăng ký cả 2 ngành này. Sau đây là đề xuất của dịch vụ thành lập công ty Song Kim đối với công ty kinh doanh thực phẩm. Chi tiết như sau:
  • Mã ngành: 4632 (Chính)- Bán buôn thực phẩm (Không hoạt động tại trụ sở) (*)
  • Mã ngành: 4781 - Bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, thuốc lào lưu động hoặc tại chợ
  • Mã ngành: 4711 - Bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, thuốc lào chiếm tỷ trọng lớn trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp
  • Mã ngành: 4722 - Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh
  • Mã ngành: 4933 - Vận tải hàng hóa bằng đường bộ
  • Mã ngành: 8299 - Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu. Chi tiết: xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty đang kinh doanh
(*): Vì sao ngành nghề chính của công ty bạn là ngành kinh doanh thực phẩm là có dòng Không hoạt động tại trụ sở?
Vì theo quy định của Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Hồ Chí Minh, thì việc bán buôn nông sản, thủy hải sản sẽ được thực hiện tại các chợ đầu mối theo quy hoạch về kinh doanh thực phẩm. Cho nên, việc đăng ký GPKD có ngành nghề kinh doanh là bán buôn thực phẩm sẽ có câu "ràng" như trên

Bước 2: Thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm

Như Song Kim đã trình bày từ trước, kinh doanh thực phẩm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên sau khi có được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, bạn cần hoàn thiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP để có thể hoạt động tại trụ sở kinh doanh của mình. Hồ sơ xin cấp phép bao gồm:
  • 1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
  • 2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • 3. Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
  • 4. Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
  • 5. Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn.
(Nguồn: hướng dẫn từ chuyên mục khởi nghiệp của thư viện pháp luật)
Đơn vị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện VSATTP: Ban Quản Lý An Toàn Thực Phẩm Tỉnh Thành Phố hoặc Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
Sau khi được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện VSATTP, thì việc thành lập công ty kinh doanh thực phẩm của bạn đã hoàn thành.
Song Kim chúc các bạn thành công!
Zalo
X