Sai lầm nào thường gặp khi thành lập công ty?

Menu

Sai lầm nào thường gặp khi thành lập công ty?

18:06:11 10-10-2020 | Lượt xem: 977

Startup mỗi năm xuất hiện rất nhiều, nhưng có được bao nhiêu phần trăm còn tồn tại và phát triển lớn mạnh hơn qua những năm tiếp theo? Dưới đây là những sai lầm thường gặp khi lần đầu lập công ty mà những nhà khởi nghiệp thường gặp, hãy tham khảo để xem bạn đã mắc sai lầm nào và rút kinh nghiệm từ bài học của người khác để làm vốn kiến thức cho mình.

Sai lầm nào thường gặp khi thành lập công ty?

Hãy cùng Song Kim tìm hiểu qua sai lầm nào thường gặp khi thành lập công ty. Chia sẻ với chúng tôi những sai lầm mà bạn mắc phải để có thể giúp những nhà khởi nghiệp sau này có kinh nghiệm quý giá.

Thứ nhất: Không thực tế, quá mơ mộng!

Rất nhiều nhà khởi nghiệp đánh giá cao sự hấp dẫn bề ngoài của khởi nghiệp như mình được truyền thông quan tâm, đi gọi vốn được nhà đầu tư khen ngợi, nhận được ánh mắt ngưỡng mộ từ người thân bạn bè,...
Trên thực tế, bạn phải học cách chấp nhận là khởi nghiệp rất gian nan, bạn bỏ công sức nhiều nhưng thường chưa được đền đáp ngay. Hãy duy trì nguồn năng lượng tích cực và có được những mục tiêu cụ thể cho lộ trình của mình.

Thứ 2: Khởi nghiệp mà không tập trung vào khách hàng

Nếu hỏi sai lầm nào thường gặp khi thành lập công ty thì có lẽ việc không tập trung vào khách hàng là vấn đề nhiều nhà khởi nghiệp gặp phải. Rất nhiều nhà khởi nghiệp thường đổ lỗi cho khách hàng khi sản phẩm hay dịch vụ của mình bị phàn nàn.
Để đặt chân được đến cánh cửa thành công, hãy luôn tìm cách giải quyết vấn đề để trải nghiệm của khách hàng dễ chịu, thoải mái hơn.
>>> Có thể bạn quan tâm: Những việc cần làm sau khi nhận GPKD

Thứ 3: Không dành sự quan tâm cho cộng sự và nhân sự đầu tiên

Theo nghiên cứu từ các chuyên gia chỉ ra, việc khởi nghiệp cùng một vài cộng sự giúp tỷ lệ thành công cao hơn. Làm việc chung với cộng sự giỏi giúp chúng ta có được lời khuyên, có được nhiều quan điểm để cùng đóng góp và bổ sung cho nhau.
Những cộng sự khởi nghiệp sẽ dành nhiều thời gian làm việc cùng nhau. Do đó, hãy cẩn trọng khi tìm kiếm cộng sự và hãy tìm đúng người có cùng chí hướng, cùng đam mê và có thể cùng nhau trải qua khó khăn. Hãy biết điểm mạnh của cộng sự và những nhân sự đầu tiên, từ đó khai thác được năng lực của từng nhân sự bổ sung cho nhau, giúp công ty trở thành một tổng thể hoàn chỉnh.

Thứ 4: Không trung thực!

Sai lầm nào thường gặp khi thành lập công ty?

Một trong những sai lầm lớn khi khởi nghiệp dễ dẫn đến thất bại chính là việc thiếu trung thực. Nếu bạn khởi nghiệp không mấy thuận lợi, đừng lừa dối bản thân và nhân viên của mình. Hãy trung thực với những vấn đề xảy ta ngay cả khi việc bạn kinh doanh không tốt, doanh thu không được như mong muốn và có thể nợ lương nhân viên.

Ban đầu có thể startup sẽ gặp nhiều vấn đề rắc rối nhưng nếu trung thực, bạn có thể biết được năng lực của mình tới đâu và có những ai thực sự là người có thể đồng hành cùng doanh nghiệp sau này.

Thứ 5: Mất quá nhiều thời gian để giới thiệu chính thức sản phẩm

Nhiều nhà sáng lập cho rằng sản phẩm phải thật sự hoàn hảo trước khi ra mắt. Tuy nhiên, khách hàng thường không quá quan trọng và có thể sẵn sàng bỏ qua được lỗi nhỏ nếu sản phẩm mang lại được giá trị tích cực cho họ. Ngoài ra, việc kiểm tra những giả định và nhận phản hồi về sản phẩm sớm sẽ giúp công ty có được thời gian khắc phục và sửa chữa.
Cách duy nhất để biết sản phẩm có được đón nhận hay không chính là mang nó đến tay người tiêu dùng, sau đó nhận phản hồi và thay đổi sản phẩm theo chiều hướng tốt nhất.
>>> Dịch vụ do Song Kim cung cấp: thành lập doanh nghiệp tại Cần Thơ

Thứ 6: Sai lầm khi kêu gọi đầu tư

Chiến lược kêu gọi vốn sai lầm là một trong những bước khiến startup rơi vào bế tắc. Cũng có những doanh nghiệp đi gọi vốn vì muốn được lên tivi và được mọi người biết đến, mang tiền đi tham dự chương trình gọi vốn nào đó để tranh thủ quản bá sản phẩm,...Đừng quá quan trọng danh tiếng mà ban đầu hãy cố gắng đi từng bước vững chắc.
Nếu kêu gọi quá sớm, công ty có thể sẽ rơi vào trường hợp có vốn khi chưa thật sự cần thiết. Hoặc với những công ty khó kêu gọi vốn, công ty sẽ làm đủ mọi cách để đáp ứng nhà đầu tư, mà điều này thì hoàn toàn không nên! Hãy lắng nghe lời khuyên từ nhà đầu tư tiềm năng và cân nhắc kỹ trước khi đưa ra quyết định của mình!
SỸ ANH/DNSGCT
Zalo
X