vốn chủ sở hữu

Menu

Vốn chủ sở hữu là gì? Phân biệt vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ

15:30:51 28-02-2022 | Lượt xem: 5098

Vốn chủ sở hữu có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Đây là thông tin tài chính mà nhà đầu tư cần hiểu rõ. Bài viết này sẽ giúp bạn trả lời các câu hỏi vốn chủ sở hữu là gì? Vốn chủ sở hữu tiếng Anh là gì? Vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ có giống nhau không?
Vốn chủ sở hữu là gì? Phân biệt vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ
 

Vốn chủ sở hữu là gì?

- Vốn chủ sở hữu (tiếng Anh là Owner’s Equity) là nguồn vốn thuộc sở hữu của chủ doanh nghiệp, của các thành viên trong công ty liên doanh hoặc của cổ đông trong công ty cổ phần nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
- Vốn chủ sở hữu là nguồn vốn thường xuyên và xuyên suốt của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động. Các chủ sở hữu của doanh nghiệp góp vốn và cùng chia sẻ lợi nhuận lẫn các khoản lỗ trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
- Vốn chủ sở hữu bao gồm:
  • Vốn đầu tư (vốn góp) của chủ sở hữu: đây là nguồn vốn đóng góp từ các thành viên sáng lập, cổ đông công ty. Nguồn vốn này là tài sản dùng để hình thành doanh nghiệp và vận hành sản xuất kinh doanh. Vốn đầu tư có thể là tiền hoặc tài sản (bao gồm cả tài sản vô hình hay tài sản hữu hình).
  • Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh: ngoài lợi nhuận chia cho cổ đông, phần lợi nhuận giữ lại của doanh nghiệp là một phần của nguồn vốn tiếp tục tham gia vào hoạt động kinh doanh.
  • Chênh lệch đánh giá tài sản: việc đánh giá lại giá trị tài sẽ được đưa vào vốn chủ sở hữu, có thể làm tăng hoặc giảm vốn chủ sở hữu tùy vào giá trị chênh lệch tăng hoặc giảm.
  • Các nguồn khác: vốn chủ sở hữu có thể được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau bao gồm các quỹ như quỹ đầu tư phát triển,...; các khoản chênh lệch do quy đổi tiền tệ,…
Nguồn hình thành vốn chủ sở hữu của các loại hình doanh nghiệp chủ yếu như sau:
  • Doanh nghiệp Nhà nước: loại hình doanh nghiệp này có vốn chủ sở hữu là vốn do Nhà nước đầu tư, chủ sở hữu doanh nghiệp là Nhà nước.
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn (bao gồm công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH hai thành viên trở lên): có nguồn vốn chủ sở hữu từ các thành viên sở hữu công ty đóng góp.
  • Công ty cổ phần: vốn chủ sở hữu được hình thành từ các cổ đông.
  • Công ty hợp danh: vốn chủ sở hữu của công ty hợp danh hình thành từ vốn góp của các thành viên hợp danh.
  • Doanh nghiệp tư nhân: vốn chủ sở hữu do chủ doanh nghiệp đóng góp.
  • Doanh nghiệp liên doanh: vốn chủ sở hữu hình thành do đóng góp của các doanh nghiệp trong nước hoặc doanh nghiệp trong nước và nước ngoài liên doanh với nhau.
>>> Có thể bạn quan tâm: Thủ tục thành lập công ty năm 2023

Công thức tính vốn chủ sở hữu

- Vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp được xác định bằng tất cả các tài sản của doanh nghiệp như tiền, các khoản đầu tư, hàng hóa, đất đai, nhà cửa,... trừ đi các khoản nợ của doanh nghiệp.
Vốn chủ sở hữu = Tài sản – Nợ phải trả.
- Vốn chủ sở hữu ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp, trường hợp vốn chủ sở hữu bị âm do công ty lỗ liên tục hay nợ phải trả vượt quá vốn góp thì doanh nghiệp cần cân nhắc đến việc tiếp tục hoạt động hay không.

Vốn điều lệ là gì?

Vốn chủ sở hữu là gì? Phân biệt vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ
 
Ngay sau đây, dịch vụ thành lập công ty Song Kim sẽ gởi đến các bạn định nghĩa cơ bản nhất về vốn điều lệ. Qua đó, sẽ giúp các bạn phân biệt được sự khác nhau giữa 2 loại vốn này trong doanh nghiệp
Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần (Theo Luật doanh nghiệp 2020).Vốn điều lệ có những đặc điểm sau:
  • Vốn điều lệ khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là vốn do các thành viên, cổ đông cam kết góp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Sau 90 ngày mà thành viên cổ đông chưa thanh toán hoặc chưa thanh toán đủ số cổ phần đã cam kết góp/đăng ký mua, công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị thực góp.
  •  Vốn điều lệ có thể được hình thành từ nhiều loại tài sản khác nhau: có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng tiền Việt Nam.

So sánh sự khác nhau giữ vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ

Vốn chủ sở hữu là gì? Phân biệt vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ
 
  Vốn chủ sở hữu Vốn điều lệ
Khái niệm Là tài sản mà công ty thu lại được trong quá trình doanh nghiệp vận hành, hoạt động.
Được tính bằng công thức:
Vốn chủ sở hữu = tài sản -  nợ phải trả
 
Là tài sản mà các thành viên, cổ đông công ty cam kết góp vốn/mua cổ phiếu công ty khi đăng ký thành lập.
Cơ chế hình thành Vốn chủ sở hữu được hình thành từ ngân sách Nhà nước, khoản đầu tư của doanh nghiệp hoặc góp vốn cổ phần, ngoài ra vốn chủ sở hữu có nguồn gốc từ việc bổ sung từ lợi nhuận để lại hoặc từ những nguồn thu khác của doanh nghiệp. Vốn điều lệ được hình thành từ cam kết và thực góp của các thành viên công ty.
Đối tượng thực hiện góp vốn Nhà nước, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện góp vốn  hoặc nắm giữ cổ phiếu của doanh nghiệp. Cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp cam kết và góp vốn để thành lập doanh nghiệp. Cá nhân có thể góp vốn điều lệ bằng tiền mặt khi thành lập công ty
Đặc điểm - Là nguồn vốn để vận hành doanh nghiệp.
- Vốn chủ sở hữu có thể tăng hoặc giảm qua các thời kỳ từ do biến động của yếu tố tài sản và nợ phải trả.
- Là nguồn vốn để hình thành và tham gia vận hành khi doanh nghiệp mới thành lập.
- Vốn điều lệ là một khoản được ghi nhận cố định theo điều lệ doanh nghiệp.
Nghĩa vụ nợ Không có nghĩa vụ nợ do nguồn vốn chủ sở hữu không bao gồm các khoản nợ phải trả. Có nghĩa vụ nợ phải thanh toán các khoản nợ do vốn điều lệ là khoản tài sản của doanh nghiệp khi bắt đầu thành lập.
Nơi thể hiện Báo cáo kết quả kinh doanh ở từng thời kỳ (Quý, năm,..). Điều lệ công ty và Giấy phép đăng ký kinh doanh.
Mặc dù có những nét tương đồng dễ gây nhầm lẫn, vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ có nhiểu điểm khác nhau. Về cơ bản, vốn chủ sở hữu mang nhiều ý nghĩa về tài chính trong khi vốn điều lệ tuân thủ quy định của Nhà nước. Song Kim mong rằng qua bài viết các bạn có thể hiểu rõ hơn về vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ. Chúc các bạn thành công.
Zalo
X