Tính đến hết năm 2022, toàn quốc đang có hơn 900.000 doanh nghiệp đang hoạt động. Trong đó, theo thống kê của Bộ Kế Hoạch Đầu Tư, số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ đang chiếm hơn 70% số lượng đang hoạt động, trong đó, có rất nhiều chủ doanh nghiệp mới lần đầu thành lập công ty. Và theo 1 khảo sát gần đây của bộ Kế Hoạch Đầu Tư, điểm yếu nhất của doanh nghiệp vừa và nhỏ chính là pháp luật về kế toán – thuế. Chính vì thế, hôm nay Song Kim sẽ gởi đến các bạn bài viết
các loại thuế doanh nghiệp phải nộp. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp 1 cái nhìn tổng quan về các loại thuế liên quan khi vận hành công ty.
Bài viết các loại thuế phải nộp của doanh nghiệp khi đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ nêu cơ bản các loại thuế, phí mà đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường gặp.
Đối tượng mà bài viết đề cập:
Để hiểu rõ vấn đề, đầu tiên, hãy cùng dịch vụ mở doanh nghiệp Song Kim phân biệt giữa thuế gián thu và thuế trực thu. 2 loại thuế mà doanh nghiệp thường gặp nhất
Thuế trực thu là gì?
Thuế trực thu là loại thuế được thu trực tiếp trên thu nhập, lợi ích nhận được của tổ chức, cá nhân. Do đó, khi nhà nước tiến hành thu thuế trực thu thì đối tượng (tổ chức/cá nhân) chịu thuế cũng chính là đối tượng (tổ chức/cá nhân) nộp thuế. Thuế trực thu có nhiệm vụ điều tiết thu nhập của xã hội (đối tượng thu nhập cao sẽ nộp thuế cao; đối tượng thu nhập thấp sẽ nộp thuế thấp hoặc không nộp)
Các loại thuế trực thu bao gồm
Có thể kể đến 2 số loại thuế trực thu thường phát sinh trong hoạt động của doanh nghiệp như:
- Thuế thu nhập doanh nghiệp
- Thuế thu nhập cá nhân
Thuế gián thu là gì?
Thuế gián thu là loại thuế đánh vào giá trị của hàng hóa, dịch vụ. Người chịu thuế là người tiêu dùng cuối cùng của chuỗi cung ứng. Thuế gián thu không đánh trực tiếp vào thu nhập của đối tượng nộp thuế mà đánh thuế 1 cách gián tiếp thông qua giá cả dịch vụ, hàng hóa. Vì thế, thuế gián thu là 1 phần cấu thành nên giá trị của hàng hóa, dịch vụ.
Các loại thuế gián thu bao gồm
- Thuế giá trị gia tăng
- Thuế xuất khẩu
- Thuế nhập khẩu
Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp
Ngay sau đây, dịch vụ thay đổi giấy phép kinh doanh Song Kim sẽ gởi đến các bạn các loại thuế mà doanh nghiệp phải nộp khi ra hoạt động sản xuất kinh doanh.
Lệ phí môn bài là 1 trong các loại thuế phải nộp hàng năm của doanh nghiệp
Lệ phí môn bài là loại thuế được tính trực tiếp trên số vốn đăng ký của doanh nghiệp. Theo các quy định của pháp luật hiện hành, mức lệ phí môn bài được áp dụng từ ngày 01/01/2017 sẽ được quy định cụ thể như sau:
- Vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng, lệ phí môn bài phải nộp là: 3.000.000đồng/năm
- Vốn điều lệ từ 10 tỷ trở xuống, lệ phí môn bài phải nộp là: 2.000.000đồng/năm
- Đối với chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, lệ phí môn bài phải nộp là: 1.000.000 đồng/năm
Riêng đối với doanh nghiệp được thành lập mới trong năm 2024 sẽ được miễn lệ phí môn bài năm đầu tiên thành lập . Doanh nghiệp thành lập mới được chuyển đổi từ hộ kinh doanh các thể sẽ được miễn lệ phí môn bài trong vòng 03 năm đầu kể từ ngày thành lập.
>>> Bài viết chuyên sâu về lệ phí môn bài, xem ngay tại đây
Ghi chú: lệ phí môn bài là 1 loại lệ phí phải nộp hàng năm. Nếu xác định đúng, lệ phí môn bài không phải là các loại thuế doanh nghiệp phải nộp hàng năm. Nhưng với mục đích giúp các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ nắm rõ các loại phí, thuế mà doanh nghiệp cần nộp hàng năm, chúng tôi vẫn liệt kê tại đây.
1 trong các loại thuế doanh nghiệp phải nộp quan trọng nhất là thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)
Như đã đề cập ở phần đầu của bài viết, thuế thu nhập doanh nghiệp là 1 loại thuế trực thu, đánh trên phần lợi nhuận của doanh nghiệp. Đây là 1 trong các loại thuế phụ thuộc vào kết quả hoạt động, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mức thuế TNDN hiện tại là 20%.
Công thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế x 20% (Thuế suất thuế TNDN)
Nếu doanh nghiệp của bạn có trích lập quỹ khoa học và công nghệ thì cách tính như sau
Thuế TNDN phải nộp = (Thu nhập tính thuế - Phần trích lập quỹ KH&CN) x 20%
Trong đó, các xác định Thu nhập tính thuế sẽ được xác định như sau:
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - (Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển)
Và Thu nhập chịu thuế sẽ được xác định như sau:
Thu nhập chịu thuế = (Doanh thu – Chi phí được trừ) + Các khoản thu nhập khác
Kết luận: Nói 1 cách dễ hiểu, doanh nghiệp chỉ nộp thuế TNDN khi có lợi nhuận. Ngược lại, doanh nghiệp lỗ thì không nộp thuế TNDN. Doanh nghiệp bạn có thể lỗ bao nhiêu năm cũng được => không nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Miễn là các chi phí được trừ được ghi nhận 1 cách hợp lý (Không có việc doanh nghiệp được miễn thuế 03, 05 năm kể từ ngày thành lập như lời đồn nhé)
>>> Có thể bạn quan tâm: Ưu nhược điểm khi thành lập công ty với số vốn nhỏ
Thuế Giá trị gia tăng là loại thuế thường gặp nhất trong các loại thuế doanh nghiệp
Ở thời điểm hiện tại, có 2 loại thuế giá trị gia tăng đang được áp dụng đó là thuế GTGT khấu trừ và thuế GTGT trực tiếp (tính trên doanh thu). Nhưng đối với đa số các công ty, thuế GTGT khấu trừ là loại thuế được ưu tiên lựa chọn. Sau đây, Song Kim sẽ gởi đến các bạn công thức tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
Số thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – (Thuế GTGT đầu vào + Thuế GTGT còn được khấu trừ ở kỳ trước chuyển sang)
- Trong đó, thuế GTGT đầu ra là số tiền thuế được ghi trên hóa đơn GTGT mà doanh nghiệp của bạn xuất cho khách hàng/đối tác.
- Thuế GTGT đầu ra = Giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ bán ra x Thuế suất GTGT của hàng hóa, dịch vụ
>>> Có thể bạn quan tâm: Thủ tục cần làm sau khi thành lập công ty
Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là loại thuế cuối cùng trong các loại thuế phải nộp của doanh nghiệp
Thuế thu nhập cá nhân là 1 loại thuế trực thu, đánh vào những cá nhân có thu nhập cao hơn mức quy định của pháp luật. Thực tế, thuế TNCN là loại thuế mà người lao động phải nộp. Nhưng khi doanh nghiệp có phát sinh chi trả lương cho NLĐ. Và thu nhập này đến mức chịu thuế TNCN, thì doanh nghiệp có trách nhiệm thu lại phần thuế này (trừ vào lương của người lao động). Sau đó, doanh nghiệp phải kê khai và nộp số tiền thuế TNCN (đã khấu trừ vào lương của người lao động) vào ngân sách nhà nước.
>>> Có thể bạn quan tâm: Vốn điều lệ là gì?
Các loại thuế của doanh nghiệp
Trên đây là một số loại thuế cơ bản, thường phát sinh trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường như: thương mại, dịch vụ hay sản xuất. Ngoài ra, còn có một số loại thuế khác như: thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên, thuế bảo vệ môi trường,…sẽ có phát sinh trong cách doanh nghiệp kinh doanh ở các ngành nghề cụ thể, cho nên chúng tôi không đề cập trong bài viết này.
>>> Xem thêm: các loại sổ sách kế toán cần có trong công ty vừa và nhỏ
Một số câu hỏi liên quan đến chủ đề doanh nghiệp phải nộp những loại thuế nào?
Sau đây, dịch vụ kế toán Song Kim sẽ gởi đến các bạn một số câu hỏi liên quan đến chủ đề các loại thuế doanh nghiệp phải nộp thường gặp.
Hỏi: Trong các loại thuế doanh nghiệp phải nộp, loại thuế nào là quan trọng nhất?
Đáp: Theo ý kiến chủ quan của Song Kim, thuế Thu nhập doanh nghiệp là loại thuế quan trọng nhất cần lưu tâm các loại thuế phải nộp.
Hỏi: Tôi nghe bạn tôi nói khi mở công ty, sẽ được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 3 năm, có đúng không?
Đáp: KHÔNG. Thông tin trên là không chính xác. Chỉ với 1 số ngành nghề được ưu đãi thuế như: sản xuất phần mềm, đào tạo,… mới có chính sách miễn thuế.
Hỏi: Tôi cần làm thủ tục gì để được miễn lệ phí môn bài?
Đáp: Bạn không cần làm gì cả. Việc miễn lệ phí môn bài trong năm đầu ra khi thành lập công ty đã được quy định cụ thể tại Nghị Định 22/2020/NĐ-CP
Hỏi: Tôi có thể tìm hiểu chi tiết về các loại thuế doanh nghiệp phải nộp tại đâu?
Đáp: Có rất nhiều thông tin đã được Song Kim cung cấp tại website này. Bạn có thể tìm đọc chi tiết về từng loại thuế mà doanh nghiệp phải nộp để có thêm thông tin.