Doanh thu thuần

Menu

Doanh thu thuần là gì? Cách tính doanh thu thuần

09:43:42 14-02-2022 | Lượt xem: 24184

Doanh thu thuần là yếu tố rõ ràng và dễ nhìn thấy nhất trong quá trình phát triển của doanh nghiệp qua các thời kỳ. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về doanh thu thuần.
Doanh thu thuần là gì? Cách tính doanh thu thuần
 

Doanh thu thuần là gì?

Định nghĩa doanh thu thuần

Doanh thu thuần là khoản doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ mà doanh nghiệp có được sau khi khấu trừ tất cả các khoản giảm trừ doanh thu như: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại.

>>> Có thể bạn quan tâm: Vốn điều lệ là gì?

Ý nghĩa doanh thu thuần

  • Đây là một chỉ tiêu quan trọng trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, thể hiện kết quả của việc tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp trong một giai đoạn nhất định.
  • Do đã loại trừ các khoản giảm trừ doanh thu, doanh thu thuần phản ánh chính xác kết quả, chất lượng doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp.
  • Từ việc phân tích chỉ tiêu doanh thu thuần, nhà quản trị doanh nghiệp có căn cứ để đưa ra các chính sách từ bán hàng, sản xuất sản phẩm hay phân phối sản phẩm.
  • Từ doanh thu thuần, doanh nghiệp sẽ xác định được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp và dễ dàng so sánh với các kỳ trước và so sánh với kế hoạch đặt ra.
  • Chỉ tiêu doanh thu thuần giúp nhà quản trị có cái nhìn tổng quan về quá trình tăng trưởng của doanh nghiệp qua các thời kỳ, từ đó có thể đưa ra các kế hoạch phát triển phù hợp với cơ cấu, nguồn lực của doanh nghiệp.

Cách tính doanh thu thuần

- Đối với các loại hình doanh nghiệp phổ biến đang hoạt động tại Việt Nam, công thức tính doanh thu thuần phổ biến nhất, sẽ như sau:
Doanh thu thuần = Doanh thu tổng thể bán hàng, cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp  – Các khoản giảm trừ doanh thu
- Hoặc sẽ được tính bằng công thức cụ thể hơn như sau:
Doanh thu thuần = Tổng doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ – Chiết khấu bán hàng – Hàng bán bị trả lại – Giảm giá hàng bán
Ví dụ: Công ty Z trong năm 2021 có doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là 800 triệu. Trong năm công ty có chính sách chiết khấu thương mại cho các đơn hàng lớn là 50 triệu, công ty bị trả lại lô hàng sai quy cách trị giá 40 triệu.
Doanh thu thuần của công ty Z trong năm 2021 = 800-50-40 =710 triệu
Công thức tính doanh thu thuần bên dưới (chi tiết) là cách tính được nhiều kế toán ưu tiên lựa chọn và chi tiết. Chúng phản ánh được các khoản doanh thu và giảm trừ doanh thu theo từng khoản mục cụ thể, từ đó, giúp các phòng ban liên quan đưa ra các quyết định chính xác.

Sự khác nhau giữa doanh thu thuần và lợi nhuận

Doanh thu thuần và lợi nhuận đều là những chỉ tiêu có ý nghĩa quan trọng trên báo cáo kết quả hoạt động. Doanh thu thuần và lợi nhuận có những điểm khác nhau chủ yếu như sau:
Nội dung Doanh thu thuần Lợi nhuận
Định nghĩa Phản ánh số doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác đã trừ các khoản giảm trừ (chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại). Lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa tổng doanh thu trừ đi giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí thuế TNDN.
Công thức tính Doanh thu thuần = Tổng doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ – Chiết khấu bán hàng – Hàng bán bị trả lại – Giảm giá hàng bán Lợi nhuận sau thuế = Doanh thu thuần + Doanh thu hoạt động tài chính - Giá vốn hàng bán - Chi phí bán hàng - Chi phí quản lý doanh nghiệp - Chi phí thuế TNDN
Đặc điểm Là chỉ tiêu cơ bản nhất làm căn cứ tính kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Lợi nhuận sau thuế là chỉ tiêu đánh giá doanh nghiệp đang kinh doanh có lãi hay thua lỗ, hòa vốn
Lợi nhuận sau thuế >0: doanh nghiệp có lời
Lợi nhuận sau thuế <0: doanh nghiệp đang thua lỗ
Vai trò chính Phản ảnh lượng hàng hóa tiêu thụ và chính sách bán hàng của doanh nghiệp Phản ánh tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

>>> Có thể bạn quan tâm: Cổ tức là gì?

Những yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu thuần

Sau đây, Song Kim sẽ gởi đến các bạn các yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu thuần, các yếu tố thường gặp nhất, có thể kể đến là:

a. Lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp

Yếu tố này liên quan đến cán cân cung - cầu của thị trường.
- Đối với doanh nghiệp sản xuất: sản lượng sản xuất ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng sản phẩm được tiêu thụ.
  • Sản lượng sản phẩm ít, nhu cầu tiêu thụ lớn (cung < cầu): doanh nghiệp cần nắm bắt mở rộng kinh doanh phù hợp với nhu cầu thị trường.
  • Sản phẩm sản xuất ra vượt quá nhu cầu của thị trường ( cung > cầu): điều này dẫn đến tồn kho lớn ảnh hưởng xấu đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần tìm hiểu thị trường và có công tác tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cho phù hợp.
- Đối với doanh nghiệp kinh doanh thương mại: nguồn hàng đầu vào đóng vai trò quan trọng đến doanh thu. Việc đa dạng nhà cung cấp giúp doanh nghiệp chủ động hơn về nguồn hàng, giá cả, tránh trường hợp độc quyền, ép giá.

b. Chất lượng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ

  • Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của doanh nghiệp.
  • Chất lượng sản phẩm và dịch vụ tiêu thụ được thể hiện thông qua các yếu tố: Mẫu mã, kiểu dáng, khả năng thỏa mãn nhu cầu thị trường,..
  • Chất lượng của sản phẩm, dịch vụ quyết định đến giá bán và mức độ uy tín của doanh nghiệp.
  • Là yếu tố để doanh nghiệp cạnh tranh với doanh nghiệp khác và là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

c. Giá bán hàng hoá, dịch vụ

  • Giá bán là yếu tố hàng đều ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của doanh nghiệp. Nếu tăng giá bán trong khi các chi phí không đổi thì sẽ làm tăng doanh thu và ngược lại.
  • Tuy nhiên theo quy luật cung cầu của thị trường, khi tăng giá cả của hàng hóa thì thường khối lượng tiêu thụ sản phẩm có xu hướng giảm. Còn nếu khi giảm giá thì khối lượng tiêu thụ có xu hướng tăng. Chính vì vậy trong nhiều trường hợp việc tăng giá không phải là giải pháp tốt để tăng doanh thu.

d.Thị trường tiêu thụ và chính sách bán hàng hợp lý

  • Sản phẩm phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng sẽ dễ dàng được đón nhận, từ đó doanh thu bán hàng sẽ đảm bảo. Chính vì vậy doanh nghiệp cần nghiên cứu chọn thị trường phù hợp trước khi triển khai kế hoạch bán hàng.
  • Muốn tăng doanh thu bán hàng thì doanh nghiệp phải xây dựng chính sách bán hàng phù hợp cho từng giai đoạn.

Một số câu hỏi liên quan đến doanh thu thuần thường gặp

Ngay sau đây, Song Kim sẽ gởi đến các bạn một số câu hỏi thường gặp liên quan đến doanh thu thuần, mời các bạn xem qua nội dung sau đây
Hỏi: Vì sao lại có công thức tính doanh thu thuần?
Đáp: Vì doanh thu thuần phản ánh đúng phần doanh thu doanh nghiệp sẽ có được sau khi trừ các khoản giảm giá hàng bán, chiết khấu và hàng bán bị trả lại
Hỏi: Công thức tính doanh thu thuần là gì?
Đáp: Công thức tính doanh thu thuần = Tổng doanh thu – (chiết khấu bán hàng + giảm giá hàng bán + hàng bán bị trả lại)
Hỏi: Doanh thu thuần có phải là lợi nhuận không?
Đáp: KHÔNG. Doanh thu thuần chỉ phản ánh phần doanh thu thực nhận sau khi trừ các khoản giảm trừ. Lợi nhuận sẽ được tính từ doanh thu thuần trừ đi các khoản chi phí quản lý, bán hàng, chi phí tài chính, chi phí thuế TNDN
Hỏi: Đặc điểm của doanh thu thuần là gì?
Đáp: Doanh thu thuần là chỉ tiêu cơ bản nhất để tính kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Qua bài viết, Song Kim mong rằng các bạn có thể hiểu rõ về doanh thu thuần và dễ dàng phân biệt doanh thu thuần và lợi nhuận và có thể áp dụng vào thực tế. Chúc các bạn thành công.
Zalo
X