con dấu chữ ký có giá trị pháp lý không

Menu

[Phân tích] - Con dấu chữ ký có giá trị pháp lý không?

09:31:35 16-10-2023 | Lượt xem: 1755

Hiện nay, để tạo sự thuận tiện và nhanh chóng trong việc ký hồ sơ, đã có nhiều cá nhân sử dụng con dấu chữ ký để ký (đóng) vào hồ sơ. Nhưng việc sử dụng con dấu chữ ký có giá trị pháp lý không? Hãy cùng Song Kim tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Con dấu doanh nghiệp là gì?

Theo quy định tại điều 43 Luật Doanh Nghiệp số 59/2020/QH14, con dấu doanh nghiệp sẽ có những đặc điểm cụ thể như sau:
  • Dấu (con dấu) của doanh nghiệp sẽ được khắc tại các cơ sở khắc dấu; hoặc con dấu điện tử được cấp bởi các đơn vị có chức năng.
  • Doanh nghiệp sẽ quyết định về số lượng, nội dung và hình thức về con dấu doanh nghiệp
  • Doanh nghiệp không cần thông báo mẫu dấu đến cơ quan chức năng. Con dấu sẽ do doanh nghiệp tự quản lý và sử dụng, căn cứ theo quy định được ghi rõ trên Điều lệ công ty.
Như vậy, Luật doanh nghiệp 2020 chỉ quy định về con dấu đại diện cho doanh nghiệp. Khi sử dụng con dấu tại các văn bản do doanh nghiệp phát hành, doanh nghiệp sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm pháp lý về tính xác thực trên văn bản.

>>> Xem thêm: Quy định mới về con dấu theo Luật Doanh Nghiệp 2020

Con dấu chữ ký là gì?

Con dấu chữ ký là 1 dạng mô phỏng lại chữ ký thật của cá nhân, đây không phải là chữ ký trực tiếp (chữ ký sống). Việc sử dụng con dấu chữ ký được sử dụng phổ biến đối với các cá nhân thường phải ký văn bản với số lượng lớn như: quản lý, kế toán, nhân viên giao nhận, bán hàng... Con dấu chữ ký thường được dùng để đóng dấu tại hợp đồng, báo giá, phiếu bán hàng hay chứng từ kế toán,…
[Phân tích] - Con dấu chữ ký có giá trị pháp lý không?

Với các quy định của pháp luật hiện hành, không có đề cập đến giá trị pháp lý của con dấu chữ ký. Chính vì thế, có thể hiểu rằng, việc sử dụng con dấu chữ ký sẽ không có giá trị pháp lý.
Đặc biệt, tại nghị định số 41/2018/NĐ-CP, việc sử dụng con dấu chữ ký trên chứng từ kế toán sẽ dẫn đến việc vi phạm hành chính, với mức phạt có thể lên đến 5.000.000 đồng.

>>> Xem thêm: Cách đóng dấu văn bản đúng chuẩn

Quy định về chữ ký trên văn bản theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư

Tại bất cứ tổ chức nào, văn bản gốc là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất. Và tại khoản 8 điều 3 Nghị định 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư, đã có quy định:

“8. “Bản gốc văn bản” là bản hoàn chỉnh về nội dung, thể thức văn bản, được người có thẩm quyền trực tiếp ký trên văn bản giấy hoặc ký số trên văn bản điện tử.”

Kết luận:
Bên cạnh việc ký số trên văn bản điện tử, thì văn bản gốc (văn bản giấy) chỉ có giá trị pháp lý khi được người có thẩm quyền ký trực tiếp (ký sống) trên văn bản pháp luật.

Quy định về chữ ký trên chứng từ kế toán theo Luật kế toán số 88/2015/QH13

Căn cứ khoản 1 điều 18 Luật kế toán số 88/2015/QH13 đã có quy định

“1. Chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ. Chữ ký trên chứng từ kế toán phải được ký bằng loại mực không phai. Không được ký chứng từ kế toán bằng mực màu đỏ hoặc đóng dấu chữ ký khắc sẵn. Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất. Chữ ký trên chứng từ kế toán của người khiếm thị được thực hiện theo quy định của Chính phủ.”

Kết luận:
Tại tất cả các văn bản pháp luật hiện hành, quy định về chữ ký khi ký trên văn bản đều phải dùng chữ ký TRỰC TIẾP (chữ ký sống). Chính vì thế, việc dùng con dấu chữ ký trên các văn bản sẽ không có giá trị pháp lý. Và bị cấm theo Luật Kế Toán số 88/2015/QH13.

Mức phạt khi dùng con dấu chữ ký trên chứng từ kế toán

Con dấu chữ ký bị cấm sử dụng trên chứng từ kế toán. Vậy, mức phạt khi sử dụng con dấu chữ ký trên chứng từ là bao nhiêu?
Tại điểm d, khoản 1 điều 8 Nghị định số 41/2018/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập, có quy định:

“Điều 8. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về chứng từ kế toán
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
.....
c) Ký chứng từ kế toán bằng mực màu đỏ, mực phai màu;
d) Ký chứng từ kế toán bằng đóng dấu chữ ký khắc sẵn;
đ) Chứng từ chi tiền không ký theo từng liên.”

Kết luận:
Việc sử dụng con dấu chữ ký trên chứng từ kế toán sẽ làm chứng từ kế toán không có giá trị pháp lý. Và doanh nghiệp sẽ bị phạt từ 3tr – 5tr đồng đối với hành vi này.

>>> Bài viết cùng chuyên mục: Đăng ký kinh doanh cần giấy tờ gì?

Kết luận:
Qua nội dung bài viết này, chắc chắn bạn đã có câu trả lời cho việc con dấu chữ ký có giá trị pháp lý không rồi, đúng không nào. Việc sử dụng con dấu chữ ký sẽ làm các văn bản do doanh nghiệp ban hành không có giá trị pháp lý. Mặt khác, việc sử dụng con dấu chữ ký trên các chứng từ kế toán sẽ làm doanh nghiệp bị xử phạt vi phạm hành chính từ 3-5 triệu đồng.
Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào về câu hỏi con dấu chữ ký có giá trị pháp lý không, liên hệ ngay Song Kim theo hotline 0986 23 26 29 để được tư vấn và hỗ trợ.
Zalo
X